Sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng ngày càng tinh vi

Theo chia sẻ của một số nông dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thì từ trước đến nay, họ mua phân bón chủ yếu dựa vào mối quan hệ với cửa hàng và dựa vào kinh nghiệm. Thế nhưng, một khi gặp lô hàng kém chất lượng thì cũng chỉ biết cắn răng chịu đựng.

Bởi hiên nay chưa có một quy chuẩn nào giúp người dân có thể làm được công việc này. họ củ yếu dựa vào kinh nghiệp của bản thân, hoặc tin tưởng vào đại lý  que biết nếu không may mua phải phân bón giả thì thiệt hại đầu tiên họ phải gách chịu.Bức bối với nạn thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng tràn làn thị trường - Hình 1

Một vườn cà phê ở phường Lộc Phát bị thiệt hại do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo. Ảnh: Đông Anh

Hiện tại, theo thống kê, chỉ tính riêng tại địa bàn phường Lộc Phát huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng đã có 4 HTX nông nghiệp thực hiện việc kinh doanh phân bón, 15 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, 3 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, 4 đại lý kinh doanh thức ăn gia súc và 29 cơ sở kinh doanh giống cây trồng.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường Lộc Phát cho biết: Tình hình hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng còn tràn lan trên thị trường. Người kinh doanh do tính chất cạnh tranh và giá trị lợi nhuận nên lợi dụng để tiêu thụ. Người sử dụng có tâm lý ham rẻ, hiểu biết còn hạn chế, khó phân biệt chất lượng nên vẫn sử dụng nhầm các sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng.

Cũng theo ông Tuấn, phường không có phòng ban chuyên môn để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nên không thể chủ động thực hiện mà chỉ phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thành phố. Đồng thời, việc kiểm tra hàng giả, hàng kém chất lượng rất khó về chuyên môn, chủ yếu chỉ kiểm tra được về mặt thủ tục hành chính.

Theo ông Nguyễn Hữu Nam, kiểm soát viên Đội Quản lý thị trường cơ động (Chi cục Quản lý thị trường), hàng năm, các đội quản lý thị trường đều đi kiểm tra về chất lượng vật tư nông nghiệp nhưng vẫn không dám khẳng định đâu là đơn vị đảm bảo chất lượng vì chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào từng lô hàng, vào cách vận chuyển và bảo quản.

Bình quân mỗi năm, nông dân trên địa bàn Bảo Lộc tiêu thụ khoảng 27.500 tấn phân bón và 1.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y. Theo thống kê, trên địa bàn hiện có gần 100 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2017, các ngành chức năng của Bảo Lộc đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 100 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp. Qua đó, đã có 22 trường hợp vi phạm bị phát hiện cần phải xử lý hành chính với số tiền hơn 150 triệu đồng. Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành lấy 111 mẫu sản phẩm nghi ngờ đi phân tích chất lượng, tiêu hủy 15 lít thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng và tịch thu 5,7 tấn phân bón NPK không đảm bảo chất lượng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh kiểm tra

Do lợi nhuận từ hàng giả, hàng nhái rất lớn, nên một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, lợi dụng thị trường rộng lớn của các mặt hàng này, lợi dụng sự kém hiểu biết và tâm lý ham giá rẻ của người dân... đã đưa ra nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn (trích khấu, cho nợ gối đầu)...tung ra nhiều "chiêu trò" đánh lừa người tiêu dùng nhằm buôn bán phân bón thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trục lợi bất chính; gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, sức khỏe nhân dân và cả các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Theo ngành chức năng, ngoài nguyên nhân người tiêu dùng thiếu thông tin về lĩnh vực này, thì còn một số nguyên nhân làm cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn tồn tại như thời gian qua. Đó là việc bất cập trong cấp phép, việc quản lý các quy chuẩn hợp quy do nhiều cơ quan quản lý nhưng không ai chịu trách nhiệm chính; nhiều bộ, ngành, địa phương tham gia nhưng công tác phối hợp thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ...

Theo số liệu từ Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 4 tháng đầu năm nay, các địa phương và lực lượng chức năng trên cả nước chỉ mới rà soát, thanh tra, kiểm tra được khoảng 1.400 vụ, tiến hành xử lý 306 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; xử phạt hành chính hơn 2,7 tỷ đồng. Đây chỉ là con số khá thấp so với thực tế.

Mới đây, Sở NN&PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đơn vị này đã thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng vật tư nông nghiệp, xử phạt 12 cơ sở kinh doanh với số tiền gần 100 triệu đồng.

Tương tự, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH UPL Việt Nam (đóng tại Đồng Nai) về hành vi sửa hạn sử dụng của sản phẩm.Bức bối với nạn thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng tràn làn thị trường - Hình 2

Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Lâm Đồng

Theo đó, Công ty TNHH UPL Việt Nam bị phạt tiền 160 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên bao bì 4.110 kg thuốc bảo vệ thực vật hiệu SAAF 75WP đã hết hạn sử dụng. Đồng thời, tịch thu và tiêu hủy 4.110 kg thuốc bảo vệ thực vật hiệu SAAF 75WP đã hết hạn sử dụng. Đây là hành vi vi phạm các quy định về hoạt động thương mai, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Công ty TNHH UPL Việt Nam chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí tiêu hủy khối lượng thuốc bảo vệ thực vật (4.110 kg) bị tịch thu. Công ty TNHH UPL Việt Nam do ông BHASKARA SAI CHANDER YARRAPOTU (SN 1958), quốc tịch Ustralia làm Tổng Giám đốc.

Để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, rất cần tuyên truyền rộng rãi đối với người dân về những sản phẩm đảm bảo yêu cầu, chất lượng, phân biệt được hàng kém chất lượng, hàng giả để người tiêu dùng phòng tránh.

Cùng với đó, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, buôn bán mặt hàng này; phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội, đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân để kịp thời phát hiện, lên án, tẩy chay các mặt hàng kém chất lượng.

Hải Đăng