Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phòng chống tham nhũng 2017: Bước chuyển biến quan trọng

Năm 2017, hàng loạt đại án kinh tế đã được các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử. Đây là một trong những bước tiến mạnh mẽ, thể hiện sự quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng, đem lại niềm tin cho nhân dân.

Xét xử nhiều vụ đại án

Năm 2017, hàng loạt vi phạm của một số cán bộ cao cấp, lãnh đạo các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng... đã được cơ quan điều tra xử lý.

Phòng chống tham nhũng 2017: Bước chuyển biến quan trọng - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo đó, đầu năm 2017, có 3 đại án kinh tế đã được đưa ra xét xử với các mức án gồm 2 bị cáo án tử hình, 1 bị cáo tù chung thân (vụ Giang Kim Đạt và đồng phạm), 10 bị cáo tù có thời hạn từ 20 tháng đến 24 năm tù.

Các cơ quan chức năng đã tích cực điều tra làm rõ vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “tham ô tài sản; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); khởi tố thêm 9 bị can là cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PVC, Ban quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch về các tội danh tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Dự án B5 Cầu Diễn (Hà Nội) đã được cơ quan chức năng khẩn trương đưa ra xét xử với những mức án nghiêm minh theo quy định của pháp luật (một án chung thân).

Sau hơn 1 tháng xét xử, sáng 29/9, TAND TP. Hà Nội đã tuyên án với 51 bị cáo trong vụ "đại án" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), trong đó tòa tuyên án chung thân với Hà Văn Thắm, tử hình với Nguyễn Xuân Sơn.

Sắp tới, tại vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) sẽ được TAND TP. HCM xét xử giai đoạn 2 (dự kiến ngày 8/1/2018).

Mới đây nhất, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đang điều tra mở rộng vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại PVN, gây thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN góp vốn vào Ocenbank và vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại PVC và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra Quyết định khởi tố bị can về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN và ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó tổng giám đốc PVN…

Nhiều khó khăn cần vượt qua

Kể từ sau Đại hội XII, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công cuộc phòng chống tham nhũng, suy thoái trong Đảng và bộ máy nhà nước đã đạt được những kết quả cụ thể, tích cực, cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng trong phòng chống tham nhũng, bước đầu đem lại niềm tin cho nhân dân. Tuy nhiên, công cuộc phòng chống tham nhũng, phía trước còn nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có bản lĩnh và quyết tâm chính trị cao.

Phòng chống tham nhũng 2017: Bước chuyển biến quan trọng - Hình 2

Phòng chống tham nhũng 2017 bước chuyển biến quan trọng

Hàng loạt đại án kinh tế đã được phá, đưa ra xét xử. Đây là tín hiệu vui cho công tác chống tham nhũng, nhưng điều đáng suy ngẫm là làm thế nào để không còn, không thể xảy ra những đại án tiếp theo. Bởi sau mỗi đại án xảy ra, khả năng thu hồi tài sản tiền tỷ là rất gian nan.

Trước đây, khi xảy ra vụ tham nhũng thất thoát ở Vinashin, Vinalines…, tưởng đã “khủng” lắm rồi. Nay liên tiếp các đại án xảy ra ở PVN, Oceanbank, Vietinbank, Ngân hàng Xây dựng, Sacombanhk với số tiền sai phạm, thất thoát lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi vụ… khiến dư luận bàng hoàng.

Ngân hàng là một hệ thống rất đặc thù và không phải ai cũng vào kiểm tra được. Qua các đại án xảy ra trong ngành này cho thấy mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng còn rất nhiều sơ hở, rất dễ bị cán bộ ngân hàng lợi dụng. Trong khi công tác quản lý nhà nước trong hệ thống ngân hàng như tự kiểm tra, thanh tra, giám sát còn nhiều hạn chế.

Từ thực tế, dư luận cho rằng, cần xử nghiêm những vi phạm của các cán bộ ngân hàng, rà soát lại quy trình tuyển chọn cán bộ, các quy trình nghiệp vụ cho vay, quản lý tín dụng, xem lại các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong ngành này…

Bên cạnh đó, vấn đề nợ xấu trong ngân hàng phải làm rõ ai gây ra để xử lý nghiêm. Những vụ việc, vụ án được chỉ đạo và xử lý vừa qua chủ yếu là những vụ lớn, những sai phạm lớn, khi đã “bung bét” ra rồi, tài sản của Nhà nước và nhân dân đã thất thoát hàng ngàn tỷ đồng rồi mới được phát hiện và “chặn” lại.

Cùng với đó, người dân cũng hết sức lo ngại trước tình trạng không ít quan chức, cán bộ tham nhũng, vi phạm pháp luật, nhưng vẫn “hạ cánh an toàn”.

Ông Trần Đại Hưng, nguyên Phó ban Nội chính Trung ương đưa ra quan điểm: “Đây là một thực tế nhức nhối, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước chuyển biến, nhưng chưa đều khắp, chưa liên tục. Chúng ta đã phát hiện nhiều vụ án lớn, đưa ra xem xét, xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ. Bên cạnh đó, việc xử lý trong một số trường hợp vẫn chưa nghiêm. Nhìn vào hành vi vi phạm của người có chức trách, có vị trí gây hậu quả, chúng ta thấy rõ điều này”.

Để vượt qua những khó khăn trong công tác phòng chống tham nhũng, mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng chống tham nhũng đến năm 2020. Theo đó, Chính phủ đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ chủ yếu thực hiện từ nay đến năm 2020:

Thứ nhất, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thứ hai, tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ.

Thứ ba, kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ.

Thứ tư, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao hiệu quả công tác giám định và thu hồi tài sản tham nhũng.

Thứ sáu, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội.

Thứ bảy, kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng chống tham nhũng.

Và cuối cùng là nội luật hóa các quy định của Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện và pháp luật Việt Nam; mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng.

Đức Thế

Bài liên quan

Tin mới

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.