Lãnh đạo khối NATO đã tuyên bố rằng, Nga là mối đe doạ từ lâu đối với NATO và bây giờ có cả tân Tổng thống Donal Trump. 

Lãnh đạo của NATO đã tuyên bố rằng, từ lâu Nga đã tích cực phát triển khả năng quân sự và đầu tư ngân sách cho quốc phòng ngày càng nhiều và trở thành mối đe dọa thực sự đối vơi NATO. Tuy nhiên, không chỉ Putin đe dọa đến sự an toàn của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, các chuyên gia phân tích khẳng định rằng, kẻ thù lớn không kém đối với NATO chính là tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Putin và Trump trở thành hai mối đe dọa của NATO ? - Hình 1

NATO lo sợ Putin và không tin tưởng Trump

Gần đây mối quan hệ giữa Nga và NATO ngày càng gia tăng căng thẳng, hàng trăm ngàn binh sĩ NATO luôn trong trạng thái sẵn sàng chiếu đầu, ông Jens Stoltenberg Tổng thư ký NATO cho biết.  

Lãnh đạo khối NATO thường xuyên chuẩn bị một lực lượng ở mặt đất đáng kể sẵn sàng ngăn chặn sự xâm lược của Nga, tờ “The Times” cho biết. Số liệu chính xác về số lượng binh sĩ không được ông Stoltenberg đưa ra, tuy nhiên ông Adam Thomson,  Đại diện thường trực của Vương quốc Anh tại NATO đã thông báo với báo chí rằng, họ đang có ý định triển khai khoảng 300.000 binh sĩ trước thời hạn khoảng hai tháng. Trước đó các lực lượng của liên minh này có kế hoạch triển khai lực lượng này trong vòng 6 tháng. 

Những lực lượng này như là lực lượng phòng thủ phía sau, giống như lực lượng phản ứng nhanh. Theo Tổng thư ký NATO cho biết rằng, kể từ sau chiến tranh lạnh sự tăng cường lực lượng lần này có quy mô lớn hơn. Cùng với việc tăng cường phòng thủ, ông cũng kêu gọi Mosscow và Brussel xây dựng các mối quan hệ mang tính xây dựng tránh leo thang xung đột. 

NATO không coi Nga là kẻ thù, chỉ huy trưởng lực lượng Hải quân của NATO, Phó Đô đốc Clive Johnston cho biết. Điều này đã được ông phát biểu tại phiên họp Hội đồng Nghị viện NATO ở Istanbul, ý kiến ​​của ông được đưa ra sau khi  cuộc gặp giữa chuyên gia NATO với Moscow về an ninh trong khu vực Baltic không đạt được kết quả.

“Một số quốc gia vùng Baltic thuộc NATO rất nhạy cảm về các vấn đề liên quan đến vùng lãnh hải của họ. Nga có thể xây dựng và triển khai các đội tàu của mình trong khu vực cho phép. NATO sẽ không ngăn cấm. Nga không phải là kẻ thù của chúng tôi. Chúng tôi không mong muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới. NATO sẽ cố gắng để hiểu Nga, và không gây tổn hại cho lợi ích riêng của họ”, kênh RT  trích dẫn lời của ông Johnston. 

Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Peter Paul đã nói rằng, việc triển khai quân đội Nga từ bờ biển của Syria trong biển Địa Trung Hải - không phải là sự thù địch, mà là sự phô trương các phương tiện chiến đấu để Moscow có để đạt được mục tiêu của mình. 

Trong khi đó cuộc phỏng vấn với tờ báo Pháp «Le Monde», ông Paul đã nói rằng, tiềm năng quân sự của Nga đang phát triển, sự hiện diện của Nga tại các khu vực này đang ngày càng được tăng cường: Moscow muốn cho thế giới thấy sức mạnh quân sự của họ và họ cần phải được tôn trọng. Vì vậy, sự kiện các nhóm hàng không Hải quân, đứng đầu là tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” ở bờ biển của Syria không mang tính chất thù địch mà chỉ đơn giản là sự phô trương lực lượng, một màn trình diễn. 

Sự hiện diện của các lực lượng ở Biển Địa Trung Hải - là một thách thức đặc biệt, bởi vì các lực lượng thuộc các nước khác nhau tập trung lại ở khu vực này sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các cuộc xung đột. Tuy nhiên, ông Paul cho biết rằng, Nga đang phối hợp hành động với Hoa Kỳ để tránh xảy ra những xung đột.  

Sau sự kiện ông Donald Trump trở thành tân Tổng thống Mỹ, nhà bình luận Roman Rechetov (“Utro.ru”) đã đặt câu hỏi: liệu Washington có ý định tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Âu hay không? Hiện nay, lực lượng quân đội Mỹ ở châu Âu khoảng 67.000 người. Và NATO không hy vọng Mỹ sẽ tăng cường thêm lực lượng, thậm chí họ còn mong muốn Mỹ rút bớt lực lượng này.  Nhà bình luận còn chỉ ra rằng, NATO rất bất ngờ với kết quả bầu của Hoa Kỳ, vì vậy hội nghị thượng đỉnh của liên minh năm 2017 đã chuyển từ mua xuân sang mùa hè. 

Như vậy có thể thấy rằng, ngoài Putin NATO sẽ có thêm kẻ thù mới đó chính là tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. NATO vẫn là tổ chức nền tảng của hòa bình quốc tế, nhà bình luận tin tưởng như vậy bởi vì các thỏa thuận giữa các bên sẽ bảo vệ lẫn nhau. Một trong các nước thành viên bị tấn công tức là đã tấn công tất cả các nước NATO do vậy xác suất xảy ra xung đột sẽ rất thấp. 

Điều này đã được chứng minh trong quá khứ, suốt 45 năm của cuộc Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ với lực lượng quân sự khổng lồ và kho vũ khí hạt nhân đã bảo vệ Bỉ, Đan Mạch hay bất kỳ nước nào khác từ sự xâm lăng quân sự của Liên Xô.

Tuy nhiên hiện tại đã khác? Trong 8 năm qua, “Kremlin của Putin đã xâm chiếm nước Cộng hòa Georgia, sáp nhập bất hợp pháp Crimea và gửi quân đội bí mật ở phía đông của Ukraine”. Gần đây, Nga đã triển khai tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở căn cứ Kaliningrad, giáp thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania. 

Trong tháng mười một, người Mỹ đã chọn Donald Trump. Ông đã gọi NATO là “lỗi thời”. Vào tháng 7/2016, trong một cuộc phỏng vấn với “The New York Times” Trump  thẳng thắn trả lời rằng, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ, không đủ đáp ứng khí tài chiến đấu cho liên minh của họ. Dường như Trump đã sẵn sàng để loại bỏ liên minh quân sự, nếu NATO không chịu đáp ứng yêu cầu cung cấp thêm tài chính.  

Có thể lãnh đạo NATO đã bắt đầu nhận thức được sự nghiêm trọng của các mối đe dọa đến từ Donald Trump. Chắc chắn họ cần phải tìm ra các biện pháp để giải quyết vấn đề này, đồng thời tìm ra các nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. 

Rõ ràng đối với NATO, hiện tại Putin và Trump là 2 mỗi đe dọa thực sự. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, Nga sẽ không tự nhiên tấn công một trong các thành viên của NATO bời vì cam kết của NATO, còn Trump đã tuyên bố đanh thép khi tranh cử nhưng thực hiện hay không lại là chuyện khác, trong các vấn đề ngoại giao, chính trị trong nhiều trường hợp có thể xảy ra điều ngược lại.

Nguyễn Đông - Baodatviet