THCL Tại khu đất HH2 thuộc Dự án Gamuda City (phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội), chủ đầu tư Gamuda Land Việt Nam đã tự ý chuyển mục đích khoảng 25.000 m2 để hợp tác kinh doanh, xây dựng một phim trường rộng lớn khi chưa được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

Tìm kiếm thông tin trên một số trang mạng, Phim trường Santorini Park (địa chỉ Km 1.5 Pháp Vân, Công viên Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) được giới thiệu là “hòn đảo Santorini thu nhỏ giữa lòng Hà Nội, mang hơi thở mới từ bờ biển Địa Trung Hải của Hy Lạp, phong cách Hàn Quốc và châu Âu lãng mạn và hiện đại"... với nhiều bối cảnh ngoài trời và trong phòng. Vé vào cửa phim trường là 450.000 đồng/ekip và 80.000 đồng/người.

Q. Hoàng Mai (Hà Nội): Phim trường Santorini Park không phép

 

Đây chính là phim trường không phép đang “mọc” lên trên đất Dự án Gamuda City. Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, vị trí khu đất có ký hiệu HH2 với diện tích khoảng 25.000 m2 này - được Sở Xây dựng phê duyệt cho chủ đầu tư dự án là Gamuda Land Việt Nam xây dựng khu nhà điều hành. Trong thời điểm chưa xây dựng, Gamuda Land Việt Nam đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất để hợp tác kinh doanh, xây dựng phim trường Santorini Park khi chưa được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

Q. Hoàng Mai (Hà Nội): Phim trường Santorini Park không phép

Phim trường Santorini Park nằm trên đất dự án Gamuda City

Bà Nguyễn thị Huyền, đại diện Gamuda Land thừa nhận, đến thời điểm hiện tại, phim trường này chưa được cấp phép hoạt động trên mặt giấy tờ.

Tuy nhiên, bà Huyền cho biết, về chủ trương xây dựng thí điểm mô hình phim trường này, Sở Quy hoạch kiến trúc, quận Hoàng Mai và phường Yên Sở đều nắm được và lập đoàn kiểm tra liên tục. “UBND quận cũng chưa đưa ra văn bản chính thức, thế nhưng, UBND quận cũng đã nắm đầy đủ thông tin, chúng tôi báo cáo rồi. Trên sở cũng đã xuống, rồi quận, phường, không đồng ý thì sao dám làm?”, bà Huyền nói.

Q. Hoàng Mai (Hà Nội): Phim trường Santorini Park không phép

Phim trường được xây dựng từ thời điểm tháng 7/2016

Hiện tại, căn cứ để Gamuda Land Việt Nam biến khu đất HH2 thành một phim trường rộng lớn, chỉ dựa vào một văn bản gửi UBND quận Hoàng Mai đề xuất lắp dựng thí điểm các bối cảnh chụp ảnh ngoài trời tại ô đất nói trên.

Nội dung văn bản nêu rõ: Các bối cảnh chụp ảnh ngoài trời, gồm các công trình tạm được dựng từ các vật liệu nhẹ như gỗ, vách thạch cao và được thay đổi liên tục theo chủ đề trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng. Công trình thí điểm này dự kiến sẽ được vận hành trong 2 năm, địa điểm là trong ô đất HH2 thuộc sở hữu của Gamuda Land Việt Nam.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài những “vật liệu nhẹ” được dựng lên như trong đề xuất, có nhiều công trình đổ bê tông trụ chính, xây tường gạch bao. Phim trường hiện đang tiếp tục xây dựng thêm các bối cảnh mới.

Q. Hoàng Mai (Hà Nội): Phim trường Santorini Park không phép Q. Hoàng Mai (Hà Nội): Phim trường Santorini Park không phép

Ngoài những công trình tạm, nhiều công trình có trụ bê tông, xây tường gạch bao

Sai phạm tai khu đất HH2, Dự án Gamuda City đã tồn tại từ nhiều tháng qua. Theo thông tin từ đại diện chủ đẩu tư, cơ quan chức năng cấp sở, quận và phường đều nắm được vụ việc. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phim trường Santorini Park vẫn triển khai xây dựng, hoạt động kinh doanh thu lời khi chưa được chấp thuận mà không bị “sờ gáy”?

Trao đổi qua điện thoại, ông Trần Văn Vịnh, Đội trưởng Thanh tra xây dựng quận Hoàng Mai, Thanh tra Bộ Xây dựng đang trong quá trình thanh tra Dự án Gamuda City.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Đầu năm 2016, UBND TP. Hà Nội đã có Công văn số 06/UBND-XDGT gửi các đơn vị liên quan của thành phố, yêu cầu tăng cường công tác quản lý TTXD đô thị, kiểm soát không gian kiến trúc cảnh quan đô thị trên địa bàn. Yêu cầu UBND quận, huyện, thị xã thực hiện tốt việc giải quyết hồ sơ cấp phép xây dựng; cung cấp giấy phép xây dựng và hồ sơ cho Thanh tra xây dựng theo dõi, kịp thời phát hiện vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với thanh tra xây dựng kiểm tra thường xuyên tất cả các công trình xây dựng, không phân biệt nguồn vốn, chủ đầu tư; có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả công trình vi phạm; thống kê các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, có kế hoạch và phương hướng xử lý dứt điểm.

Văn cũng nêu rõ: Sẽ xử lý trách nhiệm chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, đội trưởng thanh tra xây dựng địa bàn để xảy ra nhiều công trình vi phạm, buông lỏng quản lý, có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho chủ đầu tư vi phạm.

 

Anh Đức - Thế Long