Lực lượng QLTT Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa vi phạmLực lượng QLTT Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa vi phạm

Trong đó, số tiền phạt vi phạm hành chính là 645.550.000 đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm là 696.912.000 đồng. Buộc các đối tượng vi phạm nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là 362.458.000 đồng.

Trong tháng 9, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn tỉnh cơ bản được ngăn chặn, tuy nhiên vẫn còn một số đối tượng mang vác hàng hóa nhỏ lẻ, không thường xuyên qua khu vực Đồi Cao (xã Tân Thanh), khu vực gốc Bưởi, gốc Nhãn, Thác Ném (thôn Cốc Nam xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng). Một số mặt hàng gia súc, gia cầm, thuốc bắc, hàng tạp hóa tiêu dùng nhập lậu qua biên giới phát sinh tại khu vực biên giới huyện Lộc Bình, hàng hóa nhập lậu đi qua mốc 1219, 1239, 1241…(Yên Khoái, Tú Mịch, huyện Lộc Bình). 

Các đối tượng buôn lậu hoạt động chủ yếu vào ban đêm, lợi dụng địa hình hiểm trở giờ thay ca, giao ca của lực lượng chức năng để vận chuyển hàng lậu qua biên giới, sau đó ghi hóa đơn bán hàng, vận chuyển bằng ô tô, về tuyến sau tiêu thụ; bên cạnh đó, tiềm ẩn diễn biến phức tạp về việc một số hàng hóa được vận chuyển bằng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh về các địa phương trong nội địa.

Hoạt động gian lận thương mại thông qua xuất nhập khẩu hàng hóa, hoạt động mua bán hàng hóa XNK từ các chợ biên giới vào nội địa bằng hóa đơn bán hàng; ở khu vực nội địa gian lận về lĩnh vực an toàn thực phẩm, mỹ phẩm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, gian lận về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa trong các hình thức giới thiệu sản phẩm, thương mại điện tử,.. vẫn tiềm ẩn phức tạp.

Trước tình hình đó, trong tháng, Cục QLTT tỉnh đã tham mưu cho BCĐ 389 tỉnh chỉ đạo tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cục ban hành 5 công văn chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiểm tra hàng hóa thực phẩm, đồ chơi trẻ em, văn phòng phẩm, đồ dùng học tập phục vụ năm học mới.

Đơn vị tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Lãnh đạo Cục đã trực tiếp đến các địa bàn nắm tình hình được trên 7 lượt, tham dự họp định kỳ với các đơn vị 4 lượt; trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, xử lý trên thị trường, đồng thời kịp thời chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy trình chuyên môn nghiệp vụ của công chức, đơn vị trực thuộc.

Chỉ đạo các đơn vị địa bàn trọng điểm tiếp tục thực hiện Quyết định số 3972/QĐ-TCQLTT ngày 29/11/2019 của Tổng Cục Quản lý thị trường phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc. 

Chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác tổ chức hành chính, thanh tra chuyên ngành, thẩm định hồ sơ vụ việc, công tác nghiệp vụ, tổng hợp.

Bên cạnh đó, lực lượng QLTT tỉnh thường xuyên phối hợp với lực lượng: công an, biên phòng, hải quan, y tế, thuế; phối hợp với các cơ quan báo đài, chính quyền địa phương, ban quản lý các chợ trong công tác tuyên truyền về văn minh thương mại, công tác quản lý địa bàn; công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Lãnh đạo Cục quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, nghiêm túc triển khai đầy đủ, kịp thời ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo của Bộ Công Thương, Tổng Cục QLTT và UBND tỉnh Lạng Sơn về công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Cục chủ động nhận định chính xác tình hình thị trường, kịp thời chỉ đạo triển khai kiểm tra, xử lý về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm, y dược, giám sát điều chỉnh giá xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; diễn biến giá cả, cung - cầu hàng hóa, chống buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm; chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới để ổn định thị trường.

Kết quả tuyên truyền, xử lý vi phạm đã tác động tích cực đến thị trường, hiện nay tình hình thị trường ổn định, lượng cung - cầu hàng hóa đảm bảo, giá cả hàng hóa không tăng, tạo tâm lý ổn định cho người tiêu dùng.

Nguyễn Kiên