Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Quả bom nợ” sau những con số “khoe lãi khủng” của các ngân hàng 6 tháng đầu năm

Hết 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng tiếp tục "khoe" lãi khủng nhưng đang lờ đi vấn đề trích lập dự phòng với 350 nghìn tỷ đồng nợ cơ cấu Thông tư 01, 03 cũng như vài triệu tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch...

Từ đầu năm 2020 đến hết tháng 6/2021, trong khi gần một triệu doanh nghiệp chật vật trong khó khăn bởi đại dịch thì nhiều ngân hàng công bố “lãi khủng”. Sau đó, họ xin nới “room” tín dụng và phát hành tăng vốn.

Giữa dòng chảy ồn ào nói trên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng: Những ngân hàng công bố lợi nhuận cao đều chưa đả động đến việc trích lập dự phòng rủi ro đối với khoảng 350 nghìn tỷ đồng nợ cơ cấu theo Thông tư 01 và 03 và vài triệu tỷ đồng tín dụng từ đầu mùa dịch đến nay. Và, đó là những quả “bom nổ chậm” trên các báo cáo tài chính vào cuối năm nay và năm sau.

Ngôi vị đầu tiên thuộc về Vietcombank và VietinBank. Hết 6 tháng đầu năm, lợi nhuận Vietcombank lên tới 14.560 tỷ đồng, lãi trước thuế tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020 và tương đương 58% kế hoạch năm. Đây là mức lợi nhuận 6 tháng cao nhất trong lịch sử hoạt động của ngân hàng này nói riêng cũng như toàn ngành ngân hàng Việt Nam nói chung.

Giới phân tích cho rằng động lực tăng lợi nhuận ngân hàng chủ yếu đến từ 3 yếu tố gồm: Cải thiện biên lãi ròng (NIM), tăng thu từ hoạt động dịch vụ và giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, qua các cuộc khảo sát thu thập thông tin doanh nghiệp trong 6 tháng năm 2021, số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng rất khó khăn chiếm 11%; số lượng doanh nghiệp khó khăn, cần hỗ trợ chiếm 45% và doanh nghiệp vẫn trong quá trình bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 44%. Số lượng doanh nghiệp khó khăn cần vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 25%.

Hà Nội không phải tâm của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 nhưng những con số nêu trên thực sự đáng quan ngại. Trong khi, tại TP.HCM, nơi dịch bệnh diễn biến phức tạp, chắc chắn tình trạng còn khó khăn gấp bội.

Tại một hội nghị gần đây về chủ đề Tp.HCM đồng hành cùng doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) đã công bố kết quả khảo sát nhanh bằng hình thức online, trong đợt tái dịch Covid-19 lần thứ 4, có đến 84% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Trong đó, 40% doanh nghiệp cho biết đang thiếu vốn kinh doanh.

Tính chung cả nước, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, có 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; hơn 9.900 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Trung bình, mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trước tình hình khó khăn, mà chủ yếu xuất phát từ vấn đề thiếu vốn, HUBA mong muốn ngành ngân hàng tiếp tục xem xét, nới lỏng thêm các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, điều chỉnh lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay mới theo lãi suất ưu đãi; khuyến khích cho vay bằng hình thức tín chấp đối với một số ngành khó khăn; hỗ trợ vốn mua nguyên vật liệu cho sản xuất…

Tương tự, Hội Doanh nhân trẻ đã có văn bản đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có chỉ đạo để hỗ trợ doanh nhân trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua giai đoạn hiện nay. Cụ thể, thứ nhất, đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sớm có chỉ đạo để rà soát lại những khó khăn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. 

Thứ hai, với các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả gốc và lãi, cho phép doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 có hợp đồng tốt và lịch sử trả nợ tốt, đúng hạn, được khoanh nợ đến tháng 6/2022 mà không bị phạt và đưa vào nhóm nợ xấu. 

Thứ ba, đề xuất giảm đồng loạt lãi suất mọi khoản vay hiện tại của doanh nghiệp 2% trong ít nhất một năm; trong đó, đề xuất ngân sách bù 1% và ngân hàng thương mại chịu 1%; có giải pháp giảm lãi suất cho vay từ 1,5%-2%/năm, áp dụng cho 12 tháng kể từ tháng 7/2021. 

Thứ tư, hỗ trợ nguồn vốn vay cho doanh nghiệp thông qua ngân hàng từ nguồn ngân sách nhà nước, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời giảm 50% các chi phí liên quan đến ngân hàng (phí chuyển tiền, phí quản lý tài khoản, phí duy trì tài khoản...) cũng áp dụng cho 12 tháng kể từ tháng 7/2021.

PT(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024
Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024

AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.

Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024
Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tỉnh Quảng Bình đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cả 3 miền Bắc-Trung-Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Đây là hiện tượng thời tiết chưa từng xảy ra trong 10 năm trở lại đây.

“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm. Hiện dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.