Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quản lý khoáng sản: Định hướng thiếu nhất quán

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tính to

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tính toán (giai đoạn 2015 - 2020), sẽ nhập về hàng chục triệu tấn than mỗi năm, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Dù đã lên kế hoạch NK, song TKV vẫn xây dựng kế hoạch XK trong giai đoạn tương ứng.

XK: Quá dễ dãi

Than là ngành có liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia, việc hạn chế XK để dự trữ là cần thiết. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc XK than ở nước ta được nhiều chuyên gia cho là bất hợp lý và việc cảnh báo trong tương lai gần phải NK với giá rất cao đã đúng khi mới đây 41.500 tấn than vừa được cập cảng Hòn Nét (Quảng Ninh). Điều đáng nói, dù nhu cầu than trong nước đang tăng, nhưng ngành than vẫn XK với số lượng không nhỏ.

Theo lý giải của lãnh đạo TKV, XK than thời gian qua chủ yếu là các chủng loại không thích hợp với sản xuất trong nước, cũng như nhằm giải quyết cân đối tài chính khi than bán trong nước vẫn đang thấp hơn giá thị trường, hoặc Việt Nam đang XK loại than tốt mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng…

Song theo các chuyên gia, giá XK than của Việt Nam đang thấp hơn so với các nước (nếu quy đổi ra nhiệt năng thì giá than XK của Việt Nam chỉ bằng 70% so với Australia). TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL Các dự án than đồng bằng sông Hồng (thuộc TKV) cho biết, trong khi các nhà máy nhiệt điện và xi măng trong nước sẽ là những khách hàng chủ yếu và lâu dài của ngành than thì TKV lại tập trung XK?

Vừa qua, than XK (gần 100%) có thể dùng để phát điện và sản xuất xi măng, đều là những loại than Việt Nam sắp phải NK. Đây chính là nghịch lý của ngành than đã diễn ra lâu nay.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam lên tiếng, do chúng ta chưa có chính sách về sử dụng năng lượng nên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa thực sự tiết kiệm và hiệu quả. Vì vậy, nghịch lý xuất - nhập than của TKV đã kéo dài trong nhiều năm nhưng vẫn chưa được khắc phục, thể hiện sự mâu thuẫn trong chính sách vi mô và vĩ mô. Nói cách khác, việc quản lý khoáng sản (than) không có định hướng nhất quán.

NK: Không dễ dàng

Nguy cơ thiếu than cho nhu cầu trong nước đã từng được giới chuyên gia cảnh báo từ lâu. Trên thực tế, theo dự báo Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, Chính phủ đã nêu rõ, nhu cầu than trong nước đang ngày càng tăng: 56,2 triệu tấn năm 2015; 112,3 triệu tấn năm 2020; 145,5 triệu tấn năm 2025 và đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải tiêu thụ tới 220,3 triệu tấn.

Trong khi đó, sản lượng than hiện tại mới chỉ đạt 40 triệu tấn và trong tương lai cũng khó có thể tăng sản lượng do cạn kiệt. Việc đầu tư mỏ mới cần chi phí lớn, thời gian dài (khoảng 300 - 400 triệu USD và trong 7 - 8 năm) nên bài toán NK than đặt ra cần có lời giải.

Nguồn than NK hiện nay trông cậy chủ yếu vào thị trường Australia và Indonesia, nhưng không dễ khi Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, Nhật Bản…; còn nếu NK từ các thị trường xa như Nga thì chi phí vận chuyển sẽ rất lớn.

TS. Nguyễn Thành Sơn cho biết: “Bài toán NK than đã được giao cho 3 “ông lớn” là TKV, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, song đến nay chưa có lời giải. Thực tế, việc NK than sẽ không dễ dàng, ngay cả trong trường hợp TKV có đủ năng lực tài chính, cũng khó có thể NK được nhiều hơn 30 - 50 triệu tấn/năm”.

Khi nhu cầu NK than của Việt Nam tăng lên đến 100 triệu tấn/năm (sau năm 2025 - 2030) thì đó là một nhiệm vụ gần như bất khả thi. Với tính toán của TKV, trữ lượng than tại các mỏ than Đông Bắc, đến năm 2015, sẽ không thể cân đối được nhu cầu than trong nước, buộc phải NK khoảng 6 triệu tấn/năm. Với “bể than” sông Hồng, ít nhất đến năm 2018, việc khai thác thử nghiệm mới được tiến hành. Vì vậy, NK than để cân đối nhu cầu trong nước - là một bài toán hết sức nan giải

Hoan Nguyễn

Tin mới

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025.

Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia
Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia

CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) vừa công bố quyết định thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia để tham gia đấu thầu và thực hiện dự án tại nước này.