Thông tin người tiêu dùng phản ánh nhiều sản phẩm, hàng hóa bày bán trong nhà sách Minh Thuận số 358 đường Nguyễn Trãi, phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP. Hà Nội được cho là hàng nhập khẩu, nhưng lại không có cơ sở nhập khẩu, không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt, thực phẩm hết hạn sử dụng...

nhà sách Minh Thuận tại số 358 đường Nguyễn Trãi, phường Văn Quán, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Nhà sách Minh Thuận số 358 đường Nguyễn Trãi, phường Văn Quán, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

PV Thương hiệu & Công luận đã "mục sở thị" và đã ghi nhận tại cơ sở nhà sách Minh Thuận số 358 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, đúng như những gì người tiêu dùng phản ánh.

Các sản phẩm ngoài sách, đồ chơi cho trẻ em "nhiều không"

Ngày 19/05, PV Thương hiệu & Công luận đã đi mua hàng và ghi nhận thực tế tại cơ sở nói trên. Theo quan sát của PV, song song với các gian hàng bán sách và văn phòng phẩm, tại đây còn bày bán nhiều các mặt hàng khác như: Đồ lưu niệm, bánh kẹo, nước uống, mỹ phẩm, đồ ăn nhanh, mũ nón, đồ thể thao… và rất nhiều các sản phẩm đồ chơi bằng nhựa nghi chứa độc tố, có nguy cơ gây hại cho trẻ em…

Khu vực vày bán đồ chơi. Tuy nhiên đa phần đồ chơi được bày bán tại Nhà sách Minh Thuận đây thiếu nguồn gốc xuất xứ, giới hạn độ tuổi...
Khu vực bày bán đồ chơi tại Nhà sách Minh Thuận. 

Xen lẫn những sản phẩm được dán nhãn đầy đủ thì rất nhiều sản phẩm có chữ viết nước ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc... không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt. Có sản phẩm còn không có tên và giá của sản phẩm. Thậm chí, nhiều sản phẩm không có thông tin về nhà phân phối, cách sử dụng cũng như những cảnh báo về độ tuổi phù hợp sử dụng sản phẩm.

Những người tiêu dùng bình thường, không biết tiếng nước ngoài làm sao xác định, phân biệt được sản phẩm và mua? Nhà sách Minh Thuận là nhà sách bán rất nhiều sản phẩm dành cho trẻ nhỏ. Liệu rằng, những món đồ trên có thực sự an toàn với trẻ nhỏ?

Sản phẩm không có thông tin bằng tiếng Việt thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ, các thức sử dụng, cảnh báo về độ tuổi….
Sản phẩm không có thông tin bằng tiếng Việt thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ, các thức sử dụng, cảnh báo về độ tuổi….
Trên các sản phẩm chỉ được nhà sách dán tên sản phẩm và mức giá mà không hề có thông tin sản phẩm bằng tiếng Việt. Thậm chí nhiều sản phẩm không có thông tin về nhà phân phối sản phẩm cũng như cảnh báo về độ tuổi phù hợp sử dụng sản phẩm?
Trên các sản phẩm chỉ được nhà sách dán tên sản phẩm và mức giá mà không hề có thông tin sản phẩm bằng tiếng Việt. Thậm chí nhiều sản phẩm không có thông tin về nhà phân phối sản phẩm cũng như cảnh báo về độ tuổi phù hợp sử dụng sản phẩm?
Có sản phẩm còn không tìm thấy tên và giá của sản phẩm.
Có sản phẩm còn không tìm thấy tên và giá của sản phẩm.
Đồ chơi điện tử, xe motor, xe đua, logo lắp ráp,… tất cả các sản phẩm trên đều có điểm chung là có tem nhãn phụ nhưng mang thông tin ít ỏi như: Giá, tên của sản phẩm… nhưng không có nhà phân phối, cách thức sử dụng, cảnh báo về độ tuổi…
Đồ chơi điện tử, xe motor, xe đua, logo lắp ráp,… tất cả các sản phẩm trên đều có điểm chung là có tem nhãn phụ nhưng mang thông tin ít ỏi như: Giá, tên của sản phẩm… nhưng không có nhà phân phối, cách thức sử dụng, cảnh báo về độ tuổi…

... Đồ dùng học tập, nhiều sản phẩm không thông tin nơi sản xuất, cách sử dụng

Không chỉ có các sản phẩm đồ chơi, đồ dùng học tập như phấn viết, thước kẻ, keo dán, và nhiều đồ dùng học tập khác... đều có điểm chung là không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, thậm chí có sản phẩm như máy Máy bấm lỗ Deli PUNCH,… còn không có thông tin nơi sản xuất, cách sử dụng.

đồ dùng học tập
Đồ dùng học tập tất cả có để chung là chỉ tên và giá của sản phẩm, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Sản phẩm dây nhảy chứa thông tin ít ỏi, thậm chí có sản phẩm còn không rõ nguồn gốc xuất xứ…?
Sản phẩm dây nhảy chứa thông tin ít ỏi, thậm chí có sản phẩm còn không rõ nguồn gốc xuất xứ…?

... Và đồ ăn nhanh không có nhãn phụ tiếng Việt, khách hàng "tự đoán" sản phẩm

Dạo quanh một vòng khu vực bày bán đồ ăn nhanh, ghi nhận của PV cho thấy, hầu hết đồ ăn nhanh như bánh mì, kẹo dành cho trẻ nhỏ…. tại nhà sách Minh Thuận đều được nhập từ nước ngoài. Nhưng trên bao bì của sản phẩm chỉ mang thông tin về tên và giá của sản phẩm mà không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt thể hiện nhà phân phối, cách sử dụng, hạn sử dụng…

Đồ ăn nhanh không có tem nhãn phụ thể hiện bằng tiếng việt
Đồ ăn nhanh cho trẻ nhỏ không có tem nhãn phụ bằng Tiếng Việt, thể hiện nguồn gốc xuất xứ, cách thức sử dụng...
Hầu hết đồ ăn nhanh như bánh mì, kẹo dành cho trẻ nhỏ…. được nhà sách Minh Thuận bày bán đều được nhập từ nước ngoài. Trên bao bì của sản phẩm chỉ mang những thông tin ít ỏi như tên của sản phẩm, giá… mà không c tem nhãn phụ thể hiện nơi sản xuất, thời hạn sử dụng, các thức sử dụng…
Đồ ăn nhanh như bánh mì, kẹo dành cho trẻ nhỏ…. được nhà sách Minh Thuận bày bán đều được nhập từ nước ngoài. Trên bao bì của sản phẩm chỉ mang những thông tin ít ỏi như tên của sản phẩm, giá… mà không tem nhãn phụ thể hiện nơi sản xuất, thời hạn sử dụng, các thức sử dụng, thành phần...

Thắc mắc về sản phẩm bánh mì có hạn sử dụng đến bao lâu, thì nhân viên bán hàng cầm sản phẩm trên tay, loay hoay một lúc trả lời: “Sản phẩm có hạn sử dụng được 3 tháng đó chị”. Khi PV hỏi, trên sản phẩm không có thông tin tiếng Việt thì người tiêu dùng nhận biết như thế nào thì nữ nhân viên này vừa nói và chỉ vào những dòng chi chít tiếng nước ngoài trả lời: “Đây này chị, cái này là 90 ngày đây”? 

Nhân viên bán hàng cầm sản phẩm trên tay, loay hoay một lúc trả lời: “Sản phẩm có hạn sử dụng được 3 tháng đó chị”.
Nhân viên bán hàng cầm sản phẩm trên tay, loay hoay một lúc trả lời: “Sản phẩm có hạn sử dụng được 3 tháng đó chị”.

Việc bán các sản phẩm nhập khẩu không có dán nhãn phụ gây hoang mang cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng không nắm được nguồn gốc sản phẩm từ đâu; không hiểu rõ về thành phần, công dụng của sản phẩm như thế nào, ngoài ra sự việc này còn gây khó khăn cho cơ quản chức năng.

Thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn được bày bán

Tiếp tục, tại quầy bánh kẹo, thực phẩm đồ uống, PV Thương hiệu & Công luận phát hiện nhà sách Minh Thuận bán thực phẩm hết hạn sử dụng. Cụ thể, trên bao bì hộp Trà Lipton PINA COLADA BLACK TEA của Nga có ngày sản xuất 08/08/2019, hạn sử dụng 07/08/2021. Như vậy, cho đến thời điểm ngày 19/05/2022 sản phẩm này đã hết hạn sử dụng gần 9 tháng nhưng vẫn được nhà sách Minh Thuận bày bán trên kệ.

Hộp Trà Lipton PINA COLADA BLACK TEA của Nga có ngày sản xuất 08/08/2019, hạn sử dụng 07/08/2021. Cho đến thời điểm ngày 19/05/2022 sản phẩm này đã hết hạn sử dụng nhiều tháng nhưng vẫn được nhà sách Minh Thuận bày bán trên kệ.
Hộp Trà Lipton PINA COLADA BLACK TEA của Nga có ngày sản xuất 08/08/2019, hạn sử dụng 07/08/2021. Cho đến thời điểm ngày 19/05/2022 sản phẩm này đã hết hạn sử dụng nhiều tháng nhưng vẫn được nhà sách Minh Thuận bày bán trên kệ.

Việc bày bán các sản phẩm hàng hoá hết hạn sử dụng, đặc biệt là các thực phẩm liên quan đến ăn uống trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ thậm chí là cả tính mạng của người tiêu dùng.

Các quy định của pháp luật điều chỉnh

Khoản 3, Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định rõ: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà chưa thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì bắt buộc phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bằng Tiếng Việt. Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa mà không có nhãn phụ thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3 triệu đồng: Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 03 triệu đồng được quy định như sau: Phạt tiền từ 1-4 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3-10 triệu đồng; Phạt tiền từ 4-7 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10-20 triệu đồng; Phạt tiền từ 7-10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20-30 triệu đồng; Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30-50 triệu đồng; Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50-70 triệu đồng; Phạt tiền từ 20- 25 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70-100 triệu đồng; Phạt tiền từ 25-30 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng.

Khoản 11, Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

Nếu kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt theo điểm a, khoản 1, Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Khoản 18 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: Đối với hàng hóa có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Đối với hàng hóa có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng…

Cần các cơ quan chức năng vào cuộc

Để thông tin được khách quan, ngày 23/05/2022, PV Thương hiệu & Công luận đã liên hệ với doanh nghiệp Nhà sách Minh Thuận để đặt lịch làm việc. Tuy nhiên, ông Minh, quản lý Nhà sách Minh Thuận trả lời rằng: "Thôi, mình cũngkhông có nhu cầu để gặp mặt"?

Theo phản ánh của người tiêu dùng, nhiều sản phẩm đồ chơi bày bán tại Nhà sách Minh Thuận không chỉ thiếu nhãn phụ tiếng Việt mà còn thiếu cả dấu hợp quy CR.

Trước thực trạng của Nhà sách Minh Thuận về tem nhãn, tem nhãn phụ, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ và thực phẩm hết hạn bày bán tại Nhà sách Minh Thuận, đề nghị Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội và Chi cục An toàn thực phẩm TP. Hà Nội nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xác minh, xử lý để bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng/khách hàng.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2019/BKHCN, nêu rõ các loại đồ chơi trẻ em phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định hiện hành. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.

Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và các phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.

Đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.

Đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc không qua kiểm định thường có nguy cơ được sản xuất từ nhựa tái chế, bơm tẩm chất phụ gia, chất tạo màu công nghiệp, nhất là chất PAE (Phthalic Acid Esters) - một hóa chất gây hại cho hệ sinh sản. Nếu trẻ ngậm, mút, ngửi, thổi hoặc trực tiếp tiếp xúc với chất độc này sẽ có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng tới sự phát triển về cả thể chất và tinh thần.

Lê Pháp – Minh An

(Còn nữa)