Qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, các lực lượng chức năng đã phát hiện một số hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm: chân gà, cánh gà, ô mai, xúc xích, thạch, bánh kẹo, kẹo thuốc lá, bim bim,… đang bày bán tại các cơ sở kinh doanh gần cổng trường học, khu vực gần trường học.
Các lực lượng chức năng phát hiện hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm: chân gà, cánh gà, ô mai, xúc xích, thạch, bánh kẹo, kẹo thuốc lá, bim bim,… đang bày bán tại các cơ sở kinh doanh khu vực gần trường học.

Lâu nay, những loại thực phẩm được bày bán ở trước cổng trường luôn tiềm ẩn mối lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến quà vặt cổng trường đã gây hậu quả nghiêm trọng, khiến nhiều phụ huynh lo lắng dù đã có nhiều cảnh báo về sự mất an toàn của các loại thức ăn đường phố nhưng với nhiều học sinh, ăn quà vặt là thói quen khó bỏ.

“Bủa vây” các cổng trường học là hàng trăm loại thức ăn đường phố hấp dẫn như cánh gà rán, xúc xích, bánh kẹo, bim bim... với mức giá phải chăng. Đa số thực phẩm “siêu rẻ” bán tại các hàng rong ở cổng trường không có nguồn gốc rõ ràng, không được bảo quản, chế biến đúng quy cách nên dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Ngoài nguy cơ ngộ độc cấp tính, gây tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, khó thở..., những loại thực phẩm này còn tiềm ẩn mối nguy hại lâu dài cho sức khỏe người dùng mà không có biểu hiện ngay ra bên ngoài, gây ra các bệnh mạn tính như béo phì, tim mạch, đái tháo đường...

Về lâu dài, việc tiêu thụ các thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Đặc biệt, những chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng... tồn dư trong thực phẩm sẽ ngấm vào cơ thể, tích tụ lại và gây bệnh ung thư. Thậm chí trong nhiều vụ việc, cơ quan chức năng đã phát hiện loại ma túy nguy hiểm được trộn trong các loại đồ uống,
bánh kẹo.

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Công văn số 15927/UBND-VX ngày 28/10/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1629/QLTTTH-TTPC ngày 29/10/2024 của Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Để ngăn chặn tình trạng hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… kinh doanh tại các khu vực quanh trường học, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương, BCĐ 389 huyện, thị xã, thành phố triển khai nhiều biện pháp.

Lực lượng chức năng thực hiện tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm đến các em học sinh
Lực lượng QLTT thực hiện tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm đến các em học sinh

Phối hợp các cơ quan báo chí làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về ATTP, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng thực phẩm. Đưa tin kịp thời về diễn biến tình hình thị trường, cung cầu giá cả hàng hóa, kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường, một số vụ điển hình về hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP.

Lồng ghép công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích phổ biến pháp luật thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đến người kinh doanh, người dân để nắm được các quy định của pháp luật khi tham gia kinh doanh, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành chính sách pháp luật.

Ký cam kết với nội dung: Không kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các hành vi phạm khác theo quy định.
Cơ sở kinh doanh ký cam kết với nội dung: Không kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các hành vi phạm khác theo quy định.

Phối hợp cơ quan chức năng: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công an và các tổ chức, đoàn thể tổ chức các hội nghị, tọa đàm để tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng tham gia giám sát, phản ánh các trường hợp vi phạm. Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, giáo viên và học sinh về kiến thức về ATTP, về tác hại của việc sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là đối với sức khỏe của trẻ em, không mua, không dùng thực phẩm không có nhãn hàng hoá, không có tiếng Việt Nam, hàng hoá không có ngày sản xuất, hạn sử dụng. Tăng cường quản lý học sinh, thực hiện quản lý học sinh về không ăn quà vặt trong giờ học và giờ ra chơi.

Thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn năm chắc các cơ sở kinh doanh xung quanh các trường học đồng thời tiến hành ký cam kết đối “Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”

Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bán cho các trẻ em, học sinh xung quanh trường học, phát hiện những trường hợp vi phạm tiến hành kiểm tra, đột xuất xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đoàn kiểm tra thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở
Đoàn kiểm tra thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở

Tại địa bàn huyện Triệu Sơn và Đông Sơn, Đội QLTT số 6 đã đồng loạt ra quân tuyên truyền, ký cam kết, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng thực phẩm gần khu vực cổng trường học. Kết quả đơn vị đã thực hiện hiện tuyên truyền trực tiếp, ký cam kết được 30 cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các cổng trường học và kiểm tra phát hiện 03 cơ sở vi phạm về hành vi “Nơi bày bán thực phẩm bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập” với tổng số tiền xử phạt 6.000.000 đồng.

Hình ảnh tuyên truyền của Đội Quản lý thị trường số 7 và các lực lượng chức năng tại Trường trung học cơ sở thị trấn Ngọc Lặc
Hình ảnh tuyên truyền của Đội QLTT số 7 và các lực lượng chức năng tại Trường trung học cơ sở thị trấn Ngọc Lặc

Còn tại địa bàn huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh thường có các điểm kinh doanh đồ ăn vặt và thức ăn phục vụ ăn sáng, nước uống cho các em học sinh tại khu vực gần các cổng trường học.

Nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm bán hàng ăn, thức uống cho học sinh, khả năng gây ngộ độc thực phẩm cho các em học sinh là rất cao, thời gian qua Đội QLTT số 7 đã thực hiện tuyên truyền pháp luật về VSATTP đến các cơ sở kinh doanh chấp hành nghiêm việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, nâng cao nhận thức và ý thức của các cơ sở, hộ kinh doanh trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo VSATTP.

Từ sau khai giảng năm học 2024-2025 đến nay, Đội QLTT số 7 đã ký cam kết không vi phạm pháp luật trong kinh doanh thực phẩm đối với hơn 30 cơ sở kinh doanh thực phẩm khu vực gần cổng các trường học...

vệ sinh an toàn thực phẩm
Lực lượng chức năng thực hiện tuyên truyền pháp luật về an toàn thực phẩm đến các em học sinh

Thời gian tới, lực lượng QLTT tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, các nhà trường tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, giáo viên và học sinh, phụ huynh học về kiến thức về ATTP, nguy cơ và tác hại của việc sử dụng hàng hoá không đảm bảo ATTP, không rõ nguồn gốc xuất xứ; chỉ rõ cho các em học sinh nên mua những hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có nhãn bằng tiếng việt và lưu ý khi mua phải xem hạn sử dụng…

Nhà trường thực hiện tốt việc quản lý học sinh về không ăn quà vặt trong giờ học và giờ ra chơi.

Tăng cường công tác giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bán cho các trẻ em, học sinh xung quanh trường học, phát hiện những trường hợp vi phạm tiến hành kiểm tra, đột xuất xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh đã thực hiện cam kết.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, nhất là các vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường công tác tuyên truyền, trang bị kỹ năng, kiến thức cho người tiêu dùng nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và nhân dân trên địa bàn.

Lê Nam