Theo đề án này, Quảng Ninh sẽ phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia; bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch thực sự chuyên nghiệp, hiện đại, chú trọng chiều sâu, chất lượng đạt đẳng cấp quốc tế, đóng vai trò vừa là điểm đển hấp dẫn, khẳng định thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

Quảng Ninh đặt mục tiêu 2024 du lịch phục hồi hoàn toàn
Quảng Ninh đặt mục tiêu 2024 du lịch phục hồi hoàn toàn

Mục tiêu lớn của Quảng Ninh là phục hồi nhanh và đẩy mạnh phát triển du lịch, xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và quổc tế, địa bàn trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, trung tâm nghỉ dưỡng giải trí cao cấp, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; có sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng đẳng cấp, thương hiệu mạnh và sức hấp dẫn toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao, liên kết hiệu quả với các hãng hàng không, tàu biển, các tập đoàn du lịch hàng đầu quốc tế...

Các mục tiêu cụ thể được địa phương này xác định như sau, đến năm 2024 du lịch Quảng Ninh phục hồi hoàn toàn, đón được ít nhất 16 triệu lượt khách du lịch, trong đó có ít nhất 3 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Đến năm 2025, du lịch Quảng Ninh chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ, phấn đấu đón được khoảng 17,5 triệu lượt khách, trong đó có ít nhất 4,5 triệu lượt khách quốc tế.

Đến năm 2030 du lịch Quảng Ninh phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững, khẳng định vai trò là một trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu của quốc gia, phấn đấu đón được ít nhất 25,5 - 26 triệu lượt khách du lịch, trong đó có ít nhất 8,6 - 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế; tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch giai đoạn 2025 - 2030 đạt 10-11%/năm,

Quảng Ninh cũng định hướng không gian phát triển du lịch cụ thể như sau, không gian du lịch Trung tâm với trọng tâm là Hạ Long - Bái Tử Long - Vân Đồn; hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo gắn với tài nguyên biển, đảo.

Không gian du lịch Đông Bắc với trọng tâm là Móng Cái - Trà cổ; hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo gắn với tài nguyên sinh thái núi, biển, đảo; tài nguyên du lịch biên giới và văn hóa các dân tộc thiểu sổ.

Không gian du lịch Tây Nam với trọng tâm là thành phố Uông Bí - Yên Tử- Đông Triều - Quảng Yên; hướng sản phâm du lịch chủ đạo gắn với văn hóa, lịch sử, tâm linh và sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

Hình thành tam giác phát triển du lịch với các cực Yên Tử - Hạ Long (bao gồm Bái Tử Long - Vân Đồn) - Móng Cái.

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án phục hồi và phát triển du lịch Quảng Ninh đên năm 2025, định hướng đến năm 2030 được từ ngân sách nhà nước; kinh phí từ các doanh nghiệp du lịch và các nguồn huy động hợp pháp khác từ các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước theo các quy định hiện hành về phân cấp và quản lý tài chính.

Trần Trang(T/h)