Toàn cảnh cuộc họp báo.
Theo ông Hợp, trước khi thực hiện việc thu phí, TP Uông Bí đã tiến hành các bước tuần tự từ dưới lên theo quy trình, trong đó có việc lấy ý kiến của người dân; qua thực hiện cho thấy hầu hết người dân đồng thuận và giá vé tỉnh đưa ra là hợp lý. Cũng theo ông Hợp, đã số người dân rất đồng thuận với việc thu phí, chỉ có vài người dân không đồng thuận với việc này,
Ông Hợp cho biết, qua camera tại các quầy bán vé chúng tôi đều quan sát được. Chỉ có số ít người dân là không đồng thuận với việc thu phí tham quan Yên Tử, còn lại đa số người dân đều đồng thuận cả.
Theo đó, từ ngày 1/1/2018, du khách tới tham quan Yên Tử sẽ mất them một khoản phí tham quan, việc này đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua và quy định mức giá: 40.000 đồng/lượt đối với người lớn và 20.000 đồng/lượt đối với trẻ em.
Từ khi quyết định này được đưa ra thực hiện đã gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều từ đại diện Giáo hội phật giáo Việt Nam tới các tang ni phật tử thuận thành cũng như các du khách thập phương.
Trong 10 ngày đầu năm mới, Di tích Quốc gia Yên Tử đón 243.149 lượt khách tham quan, rất nhiều du khách bất ngờ cũng như ngạc nhiên với việc thu phí tham quan này. Nhiều ý kiến cho rằng việc thu thêm phí tham quan sẽ dẫn tới hiện tượng “phí chồng phí” nơi non thiêng Yên Tử?!
“Tôi không thấy hài lòng khi đến với Phật mà lại mất phí tham quan, chưa kể đến chúng tôi phải mất vô vàn loại phí như phí gửi xe, phí xe điện, phí cáp treo…” Chị Nguyễn Thị Dung – Khách thập phương đến từ Thái Bình chia sẻ
“Dẫu biết rằng sử dụng dịch vụ thì phải mất phí, thế nhưng, về với Phật mà cũng mất phí khác nào chúng tôi sử dụng “dịch vụ lễ bái” đâu?!” Anh Kiều Việt Anh – Đại diện đoàn khách đến từ Nam Định cho hay.
Trong đó, cũng có nhiều du khách so sánh Yên Tử với các chùa trên địa địa bàn tỉnh Quảng Ninh như Chùa Ba Vàng, Chùa Cái Bầu…, du khách không mất phí khi đến tham quan?!
“Tại sao trên cùng một địa phương mà chúng tôi đến tham quan Chùa Ba Vàng, mọi thứ đều được miễn phí, từ bãi gửi xe, đến nước uống, cơm chay,… như vậy tôi cảm thấy thoải mái khi về với đất Phật. Số tiền chúng tôi mang lên chùa công đức cũng như cúng dường cũng thấy hoan hỉ hơn.” Bà Nguyễn Thị Lan – Khách tham quan đến từ Ninh Bình cho hay
Được biết, khoản phí thu được sẽ chi 20% để đảm bảo hoạt động của bộ máy Ban quản lý di tích và rừng Quốc gia Yên Tử; 80% còn lại nộp ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn lực cho TP Uông Bí đầu tư và quản lý danh thắng Yên Tử như: quản lý và tổ chức lễ hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; an toàn vệ sinh thực phẩm; cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...
Trần Trang