Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh: Tiếp tục giữ vững ngôi vương

Kết quả PCI 2017 với tổng điểm đạt 70,69 điểm, lần đầu tiên Quảng Ninh vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các tỉnh/thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất bảng xếp hạng PCI 2017.

 

Điều đó, tiếp tục khẳng định niềm tin, sự đánh giá hài lòng ngày càng cao và sự ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh này.

Nhìn vào bảng xếp hạng 10 chỉ số thành phần PCI cho thấy, Quảng Ninh có 7 chỉ số thành phần tăng điểm, gồm: Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian, Cạnh tranh bình đẳng, Tính năng động, Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự; 03 Chỉ số giảm điểm: Chi phí gia nhập thị trường, Tính minh bạch, Chi phí không chính thức.

Về thứ hạng, có 4 chỉ số tăng thứ hạng: Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Cạnh tranh Bình đẳng, Đào tạo Lao động; 2 chỉ số giữ nguyên thứ hạng là Chi phí gia nhập thị trường, Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp và 4 chỉ số giảm thứ hạng gồm Tiếp cận đất đai, Tính năng động, Chi phí không chính thức, Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự.

 Quảng Ninh: Tiếp tục giữ vững ngôi vương - Hình 1

Hội nghị phân tích chuyên sâu về chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Ninh năm 2017

Phân tích từng chỉ số thành phần cho thấy, Quảng Ninh đã cải thiện tăng điểm 7/10 chỉ số thành phần PCI, trong đó các chỉ số chiếm tỷ trọng lớn trong PCI đều có những cải thiện nổi bật như Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp tăng 1.26 điểm, xếp thứ 3/63; Đào tạo lao động tăng 0.82 điểm (xếp thứ 4/63); Chi phí thời gian tăng 0.87 điểm (xếp thứ 6/63).

Có 4 chỉ số nằm trong nhóm 5/63 (Chi phí gia nhập thị trường (1), Tính minh bạch (3), Cạnh tranh Bình đẳng (4), Đào tạo lao động (4).

Riêng chỉ số Chi phí Gia nhập thị trường tuy có giảm điểm vẫn đứng số 1/63 tỉnh/thành phố. Chỉ số Tiếp cận đất đai, Thiết chế pháp lý & An ninh trật tự có sự cải thiện tăng điểm nhưng vẫn đứng ở thứ hạng chưa cao so với các tỉnh thành phố trong cả nước.

Trong 3 chỉ số giảm điểm, đáng lưu ý là chỉ số Chi phí không chính thức giảm nhiều điểm và giảm nhiều bậc nhất (giảm 0,59 điểm và giảm 19 bậc); Tính minh bạch giảm điểm 0,04 điểm (từ 6,84 xuống 6,80 điểm) nhưng vẫn tăng 3 bậc từ vị trí số 6 lên thứ 3/63 tỉnh thành; Chi phí gia nhập thị trường giảm 0,35 điểm và duy trì thứ hạng không đổi.

Từ phân tích trên cho thấy, mặc dù có những chỉ số cải thiện tăng điểm nhưng vẫn không tăng hạng, ngược lại một số chỉ số tăng hạng nhưng thực chất giảm điểm.

Vì vậy, để có những cải thiện vượt bậc và bền vững, mục tiêu đề ra trong năm 2018 đối với tỉnh Quảng Ninh là cần cải thiện hơn nữa tổng điểm PCI, tập trung chính vào cải thiện điểm số và nâng hạng của 3 chỉ số chính: Tính Minh bạch, Chi phí không chính thức và Thiết chế pháp lý & An ninh trật tự.

Việc cải thiện điểm số không chỉ so với chính mình so cùng kỳ, mà quan trọng phải so với các tỉnh/thành phố trong nhóm dẫn đầu các chỉ số thành phần.

Năm 2018, Quảng Ninh phấn đấu tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện bền vững  năng lực cạnh tranh PCI , hướng tới mục tiêu tăng dần điểm tổng PCI qua từng năm.

Cụ thể, Quảng Ninh phấn đấu nâng tổng điểm từ 70,69 lên 76,25 điểm, tăng 5,56 điểm so với năm 2017. Đối với 10 chỉ số thành phần, phấn đấu có 08 chỉ số trong top 5/63 (Chi phí Gia nhập thị trường, Tính Minh bạch, Chi phí thời gian, Cạnh tranh bình đẳng, Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Chi phí không chính thức, Tính năng động), 2 chỉ số trong top 15 (Tiếp cận đất đai, Thiết chế pháp lý &An ninh trật tự), không có chỉ số nào nằm ngoài top 15.

Đặc biệt, Quảng Ninh sẽ ưu tiên tập trung và cải thiện vượt bậc điểm số và thứ hạng của 03 chỉ số: Tính Minh bạch, Chi phí không chính thức, Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự.

TT

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.

Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp
Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng để các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Với 12 KCN đang hoạt động, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.507,94ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,68 %.

Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần
Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần

Nền kinh tế Nga đã cho thế giới thấy khả năng bền bỉ, trụ vững trước áp lực chưa từng có từ bên ngoài và tiếp tục tăng trưởng, trái ngược với những dự đoán là sẽ suy thoái, sụp đổ dưới áp lực lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024
Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Điểm tên hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 4 tháng qua.

Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức
Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5/2024.