Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh ưu tiên tăng chi cho an sinh xã hội

Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và là chìa khóa để phát triển toàn diện, bền vững của tỉnh. Với quan điểm đó, tiếp nối những thành công đã đạt được, Quảng Ninh tiếp tục có nhiều chính sách, chương trình hành động thiết thực, hiệu quả để nâng cao hơn nữa chất lượng, cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là ưu tiên tăng nguồn lực chi cho công tác an sinh xã hội.

Theo số liệu thống kê mới nhất, 6 tháng đầu năm nay, tổng kinh phí thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.144 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đã về đích sớm hơn 2 năm chương trình xây dựng nông thôn mới ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Bình Liêu là huyện dân tộc, miền núi, biên giới đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; Tiên Yên, Đầm Hà là 2 huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo tiêu chí của giai đoạn 2021-2025. Ước 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh giảm 121/246 hộ nghèo, bằng 49,19% kế hoạch năm; giảm 828 hộ cận nghèo, bằng 69% kế hoạch năm…

Trước đó, trong giai đoạn 2020-2022, tổng chi cho an sinh, phúc lợi xã hội trên địa bàn tỉnh đạt hơn 6.000 tỷ đồng; trong năm 2023 đã có khoảng 1.400 tỷ đồng được Quảng Ninh chi cho công tác an sinh, tập trung vào các chính sách việc làm, nhà ở, nước sinh hoạt, đào tạo nghề, giáo dục, y tế, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, bảo hiểm, nâng cao đời sống của người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, trẻ mồ côi...

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ba Chẽ giải ngân cho người dân xã Đồn Đạc vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ba Chẽ giải ngân cho người dân xã Đồn Đạc vay vốn phát triển kinh tế gia đình. (Ảnh: Cao Quỳnh)

Để có được kết quả trên, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội nói chung còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng về an sinh, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào DTTS, các đối tượng chính sách, yếu thế. Tỉnh đã phân bổ 300 tỷ đồng để triển khai cho vay vùng đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo.

Đến nay, toàn tỉnh có 4.157 lượt hộ dân khu vực này được vay vốn, với tổng dư nợ 299,5 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn vay, người dân đã triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, như: Trồng rừng, trồng trà hoa vàng, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản… Từ đó, giải quyết việc làm cho 5.000 lao động địa phương, thu nhập của người dân đạt 73,348 triệu đồng/người/năm, thúc đẩy KT-XH vùng khó khăn, đồng bào DTTS ngày càng phát triển.

Từ nguồn NSNN chi cho lĩnh vực an sinh xã hội không ngừng tăng, Quảng Ninh đã đầu tư hoàn thiện đồng bộ hệ thống các trung tâm y tế cấp huyện. Nhiều trường học chất lượng cao ở các huyện, thị xã, thành phố đang được đầu tư xây dựng... Đặc biệt, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần tăng tỷ lệ bao phủ BHYT...

Mới đây nhất là Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ BHYT cho đối tượng người thuộc hộ cận nghèo, hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025. Theo đó, người thuộc hộ cận nghèo theo chuẩn hộ cận nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND về nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 sẽ được hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT ngoài mức hỗ trợ của Chính phủ; người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 được hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT ngoài mức hỗ trợ của Chính phủ.

Theo đánh giá của Thường trực HĐND tỉnh, những cơ chế, chính sách được xây dựng tại nghị quyết là bước cụ thể hóa để hoàn thành cao nhất chỉ tiêu “tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt trên 95%” mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra. Đồng thời, cũng là giải pháp tăng tỷ lệ và hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT đến năm 2025 theo Nghị quyết số 131/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh (đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ BHYT phải đạt trên 95,75%).

Nghị quyết cũng hướng đến tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội; trong đó có dịch vụ về y tế. Đồng thời, triển khai thực hiện Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT; giúp cải thiện, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; giảm bớt khó khăn về kinh tế và nguy cơ tái nghèo cho hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình khi đi khám chữa bệnh.

Với những kết quả đạt được, thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục triển khai hiệu quả các nghị quyết về các lĩnh vực y tế, giáo dục; đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn mới kiểu mẫu; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... Từ đó, tạo tiền đề vững chắc, bảo đảm công tác an sinh xã hội, tập trung cải thiện nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo động lực cho phát triển bền vững.

Trần Trang (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

GRDP của tỉnh Đắk Lắk đứng đầu khu vực Tây Nguyên
GRDP của tỉnh Đắk Lắk đứng đầu khu vực Tây Nguyên

Ngày 4/7, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Đắk Lắk.

Thanh tra Bộ Công thương kiểm tra vụ việc liên quan đến Cục trưởng Cục QLTT Thanh Hóa
Thanh tra Bộ Công thương kiểm tra vụ việc liên quan đến Cục trưởng Cục QLTT Thanh Hóa

Chánh Thanh tra Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định kiểm tra đối với vụ việc Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa (QLTT Thanh Hóa) tạm dừng chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với Đội QLTT số 9.

Điện chia buồn vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ
Điện chia buồn vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ

Được tin vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) ngày 2/7 gây nhiều thương vong, ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Narendra Modi.

Chương trình Cà phê doanh nhân Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Thanh Hoá
Chương trình Cà phê doanh nhân Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Thanh Hoá

Ngày 4/7, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê doanh nhân số 1 năm 2024, thu hút hơn 70 doanh nghiệp hội viên tham gia.

Phát triển nhà cung cấp địa phương cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Phát triển nhà cung cấp địa phương cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Ngày 4/7, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP) đã tổ chức hội thảo phát triển nhà cung cấp địa phương cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

'Bán hàng livestream' được thêm vào danh mục đào tạo nghề
'Bán hàng livestream' được thêm vào danh mục đào tạo nghề

Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Tổ Tây Hồ) đề cập thực trạng trên địa bàn Thủ đô còn trên 1,1 triệu lao động chưa được đào tạo nghề và khoảng 2 triệu lao động không có bằng cấp. Đại biểu chất vấn Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội là có “sốt ruột” với thực trạng trên?