Trong số này, huyện Vân Đồn có 645 tàu; TP. Hạ Long có 428 tàu; huyện Cô Tô có 144 tàu; huyện Tiên Yên có 110 tàu; thị xã Quảng Yên có 107 tàu; TP. Cẩm Phả có 48 tàu; TP. Uông Bí có 4 tàu; huyện Đầm Hà có 2 tàu; huyện Hải Hà có 1 tàu.

Trong khi đó theo quy định, tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên phải đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT, Sở TT&TT, Trung tâm Truyền thông tỉnh và các địa phương có trách nhiệm tổ chức thông báo công khai danh sách các tàu cá lên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân làm cơ sở lập hồ sơ thủ tục đăng ký theo quy định.

Đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT kiểm tra các giấy tờ theo quy định đối với tàu cá hoạt động trên địa bàn Quảng Ninh (tháng 4/2024).
Đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT kiểm tra các giấy tờ theo quy định đối với tàu cá hoạt động trên địa bàn Quảng Ninh (tháng 4/2024). (Ảnh: Nguyễn Thanh)

UBND tỉnh Quảng Ninh giao Sở NN&PTNT chủ trì, hướng dẫn UBND các địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức tiếp nhận hồ sơ thực hiện đăng ký chính thức cho các tàu cá. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đến hết ngày 31/12/2024. Sau ngày 5/1/2025, các tàu cá thuộc danh sách chưa được đăng ký chính thức theo quy định, Sở NN&PTNT sẽ tổng hợp đưa vào danh sách tàu cá bất hợp pháp gửi các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xử lý nghiêm theo đúng quy định.

Hoạt động này của tỉnh nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU, sớm gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu. Đồng thời giúp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác thủy sản.

Trần Trang (t/h)