Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật Giao dịch điện tử

Trong phiên họp sáng 30/5, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với hàng loạt quy định quan trọng về giao dịch, chữ ký điện tử.

Về phạm vi điều chỉnh, đa số ý kiến nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và không áp dụng một số trường hợp loại trừ; có ý kiến đề nghị nên hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, ly hôn, kết hôn, khai sinh…

Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật Giao dịch điện tử

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, thực tiễn cho thấy, một số lĩnh vực loại trừ áp dụng trong phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) 2005 hiện đã được triển khai GDĐT một phần như đăng ký khai sinh, kết hôn đã có dịch vụ công trực tuyến tại nhiều địa phương…

Các dịch vụ công trực tuyến do các bộ, ngành, địa phương cung cấp đang được tích cực triển khai theo hướng khép kín toàn bộ quá trình dịch vụ từ đầu đến cuối (toàn trình), phù hợp với xu thế chuyển đổi số đang được đẩy mạnh trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, Điều 1 đã được chỉnh lý như trong Dự thảo Luật theo hướng chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Về chữ ký điện tử, có ý kiến đề nghị cần làm rõ nội hàm của chữ ký số, chữ ký điện tử; đề nghị làm rõ các hình thức OTP, SMS hay sinh trắc học có phải là chữ ký điện tử không; có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực với vai trò như là chữ ký điện tử.

Về vấn đề này, UBTVQH nhận định, hiện nay, các hình thức mã xác thực giao dịch qua tin nhắn điện tử (SMS), xác nhận mật khẩu dùng một lần (OTP), Token OTP, sinh trắc học, định danh người dùng bằng phương thức điện tử (eKYC)… được sử dụng tương đối phổ biến trong GDĐT.

Tuy nhiên, các hình thức này chỉ được coi là chữ ký điện tử khi kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu; có khả năng xác nhận chủ thể ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, Dự thảo Luật đã chỉnh lý nội dung giải thích từ ngữ về “Chữ ký số”, “Chữ ký điện tử” tại Điều 3. Ngoài ra, Điều 25 - Dự thảo Luật đã phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng gồm chữ ký điện tử chuyên dùng; chữ ký số công cộng và chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Đối với ý kiến đề nghị bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực bằng phương tiện điện tử khác, UBTVQH thấy rằng, các bên được “Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử để thực hiện giao dịch điện tử”.

Thực tế theo báo cáo của các ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng tài khoản giao dịch, mật khẩu, mã OTP,… do ngân hàng cung cấp để thực hiện giao dịch.

Đây là một hình thức xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với nội dung thông điệp dữ liệu (nội dung giao dịch), tuy nhiên những hình thức này không phải là chữ ký điện tử theo quy định của luật này.

Do đó, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung khoản 4, Điều 25 quy định về các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử mà không phải là chữ ký điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành, để phù hợp với thực tiễn triển khai.

Phương Thảo (Th)

Tin mới

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi cổ phiếu khi chỉ số gần tới ngưỡng kháng cự
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi cổ phiếu khi chỉ số gần tới ngưỡng kháng cự

Chuyên gia chứng khoán khuyên nhà đầu tư, hôm nay, ngày 3/5, thị trường cần thêm thời gian tích lũy trước khi tăng điểm bền vững trở lại. Do đó, nhà đầu tư nên tránh mua đuổi, và chỉ thực hiện giải ngân mới khi thị trường kiểm định lại vùng 1.170 điểm.

Giá tiêu hôm nay 3/5: Đạt đỉnh 100.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 3/5: Đạt đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5, giá tiêu tiếp tục tăng 1.500 đồng/kg, đưa giá tiêu lập đỉnh cao nhất 100.000 đồng/kg.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: “Việt Nam luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và mục tiêu của phát triển”
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: “Việt Nam luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và mục tiêu của phát triển”

Nhận lời mời của Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, từ ngày 2-3/5/2024, tại Thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) năm 2024 và một số hoạt động tại Pháp.

Tỷ giá USD hôm nay 3/5: Tiếp đà giảm mạnh
Tỷ giá USD hôm nay 3/5: Tiếp đà giảm mạnh

Đồng USD tiếp đà giảm trước thềm dữ liệu việc làm quan trọng được công bố vào hôm nay 3/5. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,41%, xuống mốc 105,34.

Giá heo hơi hôm nay 3/5: Tăng nhẹ ở khu vực phía Nam
Giá heo hơi hôm nay 3/5: Tăng nhẹ ở khu vực phía Nam

Giá heo hơi hôm nay 3/5, giá heo hơi tăng nhẹ tại một số tỉnh thành phía Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Công Khiết giữ chức Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn
Ông Nguyễn Công Khiết giữ chức Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn

UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vừa công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn đối với ông Nguyễn Công Khiết, thời gian bổ nhiệm 5 năm (2024 - 2029).