Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy định mới về quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 04/20

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 04/2015/TT-NHNN quy định về Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).

Ảnh minh họa

Theo đó, Thông tư quy định, QTDND hoạt động trong địa bàn một xã, một phường, một thị trấn (gọi chung là xã). Địa bàn hoạt động liên xã của QTDND phải là các xã liền kề với xã nơi QTDND đặt trụ sở chính thuộc phạm vi trong cùng một quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

QTDND có thể được xem xét chấp thuận hoạt động trên địa bàn liên xã nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện ghi tại Thông tư này. Đối với QTDND có phương án tái cơ cấu đã được NHNN chi nhánh phê duyệt, địa bàn hoạt động thực hiện theo phương án đã được phê duyệt. Thông tư quy định điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập QTDND bao gồm: Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép. Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định tại Thông tư này, có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập QTDND.

Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này. 
Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 3 năm đầu hoạt động.

Vốn điều lệ của QTDND được góp bằng đồng Việt Nam, tài sản khác là tài sản cần thiết phục vụ trực tiếp cho hoạt động của QTDND. Trường hợp vốn góp bằng tài sản khác phải là tài sản có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Việc định giá, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thông tư cũng quy định, vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp thường niên. Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng; mức vốn góp thường niên tối thiểu là 100.000 đồng.

Các thành viên không phải góp vốn thường niên trong năm tài chính đầu tiên kể từ khi tham gia QTDND. Vốn góp thường niên bắt đầu thực hiện từ năm tài chính 2016. Tổng mức góp vốn tối đa của một thành viên không được vượt quá 10% vốn điều lệ của QTDND tại thời điểm góp vốn. 
Thành viên của QTDND được chia lãi căn cứ vào tổng mức vốn góp, mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên tại QTDND và do Đại hội thành viên QTDND quyết định, phù hợp với quy định của pháp luật.
Thông tư 04/2015/TT-NHNN cũng quy định, các hoạt động huy động vốn của QTDND bao gồm: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam. Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của QTDND tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của QTDND.

Hoạt động cho vay của QTDND chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên QTDND. QTDND cho vay bằng đồng Việt Nam, theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. QTDND không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.
Tổng mức cho vay của QTDND đối với một thành viên là pháp nhân không được vượt quá tổng số vốn góp và số dư tiền gửi của pháp nhân đó tại QTDND tại thời điểm quyết định cho vay và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của tiền gửi.

QTDND cho vay đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên, có tiền gửi tại QTDND trên cơ sở bảo đảm bằng sổ tiền gửi do chính QTDND phát hành. Tổng số tiền cho vay không được vượt quá số dư của sổ tiền gửi tại thời điểm quyết định cho vay và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của sổ tiền gửi.
QTDND cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên, đăng ký hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của QTDND. Hộ nghèo phải nằm trong danh sách hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên.
QTDND cùng với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay hợp vốn đối với thành viên của QTDND theo quy định của pháp luật.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/6/2015.

Ph.C

Tin mới

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.