Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quý I/2019: Sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt mức tăng 9,2%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý I/2019 đã có mức tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.

Quý I/2019: Sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt mức tăng 9,2% - Hình 1

 Ảnh minh họa

Báo cáo kinh tế-xã hội quý I/2019 của Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 3/2019 ước tính tăng 27,6% so với tháng trước chủ yếu do có số ngày làm việc nhiều hơn (tháng 2 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán).

So với cùng kỳ năm trước, IIP tháng 3 tăng 9,1%, trong đó ngành khai khoáng tăng 0,4%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 11%.

Tính chung quý I/2019, IIP ước tính tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 12,7% của cùng kỳ năm 2018 nhưng vẫn cao hơn mức tăng  7,4% và 4,8% của cùng kỳ năm 2016 và năm 2017.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng cao 11,1%, đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,5%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,1%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm mức tăng chung.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất quý I/019 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 96,1%; sản xuất kim loại tăng 37,3%; sản xuất xe có động cơ tăng 20,8%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 12,8%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng 11,6%; sản xuất đồ uống tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại tăng 10,9%.

Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 3,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 2,9% (cùng kỳ năm trước tăng 29,3%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 1,3%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 0,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 6,2% (khai thác dầu thô giảm 10,3% và khai thác khí đốt tự nhiên giảm 2,4%); khai khoáng khác (đá, cát, sỏi…) giảm 0,2%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/019 tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 31-3-2019 ước tính tăng 15,6% so với cùng thời điểm năm trước; tỷ lệ tồn kho bình quân quý I-2019 là 72,9%.

Báo cáo cũng cho biết, trong quý I/2019, chỉ số sản xuất công nghiệp của 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó Thanh Hóa có tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 51,2% do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2018; Trà Vinh tăng 40,4% do Công ty Nhiệt điện Duyên hải tăng sản lượng điện sản xuất; Hà Tĩnh tăng 33,8% chủ yếu do đóng góp của Tập đoàn Formosa

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn là: Hải Phòng tăng 20,1%; Vĩnh Phúc tăng 11,5%; Quảng Ninh tăng 10%; Hải Dương tăng 9,6%; Quảng Nam tăng 9%; Đồng Nai tăng 7,6%; Bình Dương tăng 7,2%; Hà Nội tăng 6,9%; Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh cùng tăng 6,2%; Thái Nguyên tăng 5,5%; Đà Nẵng tăng 5%...

Đinh Hoàng

Bài liên quan

Tin mới

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.