Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quý I/2020, Việt Nam chi gần 60 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa

Thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, quý I/2020, cả nước chi 59,49 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa các loại, tăng 3,7% so cùng kỳ 2019.

 So với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu trong quý I/2020 có phần trầm lắng hơn với tốc độ tăng trưởng chỉ bằng một nửa (3,7% so với 7,5% của xuất khẩu).

Mặt hàng nhập khẩu duy nhất có kim ngạch tăng thêm “tỷ USD” trong quý I là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với con số tăng thêm 1,96 tỷ USD.

Một số nhóm hàng có tăng trưởng đáng chú ý có thể kể đến như như: Dầu thô tăng 721 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 480 triệu USD; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 270 triệu USD; lúa mì tăng 127 triệu USD...

Quý I cũng ghi nhận nhiều nhóm hàng nhập khẩu liên quan đến linh vực sản xuất như máy móc thiết bị; nguyên phụ liệu của dệt may, da giày... giảm mạnh.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Top 3 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất tính hết quý I là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày. Trong đó, 2/3 nhóm có tăng trưởng âm.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu gồm: Hàn Quốc với kim ngạch 4,66 tỷ USD, tăng 2%; Trung Quốc với 2,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3%; thị trường Đài Loan với 1,53 tỷ USD, tăng 32,6%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng thứ hai với 8,23 tỷ USD giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu trong quý I có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc đạt 3,17 tỷ USD, giảm nhẹ 0,9%; Hàn Quốc đạt 1,53 tỷ USD, giảm 1,7%; Nhật Bản đạt 1,12 tỷ USD, giảm 0,6%...

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 5,09 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Quý I, châu Á tiếp tục là khu vực thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 48,04 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ 2019 và chiếm tới 80,7% tổng kim ngạch cả nước.

Xét theo quốc gia, vùng lãnh thổ, cả 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam đều nằm ở châu Á gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong khi kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc tăng khá thì thị trường lớn nhất là Trung Quốc lại sụt giảm.

Điều này dễ hiểu khi doanh nghiệp phải chuyển hướng tìm kiếm nguồn hàng bù đắp cho sự khó khăn ở thị trường Trung Quốc. Bởi quý I quốc gia láng giềng này là tâm dịch Covid-19 của thế giới và đã thực hiện nhiều biện pháp cách ly mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong quý I, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 16,16 tỷ USD, dù giảm 0,3% so cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn duy trì vị thế số một khi chiếm đến 27,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Ưu thế của quốc gia này được thể hiện khi góp mặt ở hầu khắp các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các nhóm hàng chủ lực như đề cập ở trên.

Hàn Quốc đứng thứ ba với kim ngạch đạt 4,88 tỷ USD, Nhật Bản đứng vi trí thứ hai với kim ngạch đạt 11,81 tỷ USD

Vương Hằng

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam
CHINT ra mắt bao bì mới và mở rộng thời gian bảo hành cho sản phẩm tại Việt Nam

CHINT, công ty toàn cầu về năng lượng thông minh, vừa thông báo 2 sáng kiến mới để hỗ trợ cho hệ sinh thái năng lượng thông minh ở Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp đã cho ra mắt nhãn bảo hành sản phẩm mới nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết các sản phẩm chính hãng và áp dụng chính sách bảo hành lên tới 3 năm.