Theo đó, vốn khu vực Nhà nước ước đạt 162,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 340,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,5%, tăng 4,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 110,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 18% và tăng 8,9%.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo loại hình kinh tế theo giá hiện hành quý 1 các năm 2020-2024
Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo loại hình kinh tế theo giá hiện hành quý 1 các năm 2020-2024.

“Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I/2024 theo giá hiện hành tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu hướng phục hồi ở nhiều ngành, lĩnh vực. Mức tăng này sẽ tạo đà tiếp tục bứt phá cho các quý tiếp theo, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức”, đánh giá của Tổng cục Thống kê.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký cấp mới có 644 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 4,77 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 57,9% về số vốn đăng ký. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 3,04 tỷ USD, chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,49 tỷ USD, chiếm 31,2%; các ngành còn lại đạt 239,3 triệu USD, chiếm 5,1%.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,83 tỷ USD, chiếm 67% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,53 tỷ USD, chiếm 26,8%; các ngành còn lại đạt 350,2 triệu USD, chiếm 6,2%.

Ba tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của ba tháng đầu năm trong 5 năm qua.

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong ba tháng đầu năm 2024 có 22 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 28,7 triệu USD, giảm 74,6% so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 220 nghìn USD, giảm 96,5%.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 28,9 triệu USD, giảm 75,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 11,5 triệu USD, chiếm 39,8% tổng vốn đầu tư; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5,4 triệu USD, chiếm 18,6%; hoạt động xây dựng đạt 5 triệu USD; chiếm 17,3%.

Trong ba tháng đầu năm 2024 có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Hoa Kỳ là nước dẫn đầu với 6,7 triệu USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư; New Zealand 5,9 triệu USD, chiếm 20,3%; Đức 5,4 triệu USD, chiếm 18,6%; Lào đạt 4,2 triệu USD, chiếm 14,6%; Singapore 1,8 triệu USD, chiếm 6,1%.

Trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,28 tỷ USD, chiếm 47,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 833 triệu USD, chiếm 17,4%; Trung Quốc 481,3 triệu USD, chiếm 10,1%; Nhật Bản 456,4 triệu USD, chiếm 9,6%; Hàn Quốc 248,6 triệu USD, chiếm 5,2%; Đài Loan 107,7 triệu USD, chiếm 2,3%.

Minh An(t/h)