một số tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay tới 4%/năm so với trước khi có dịch. (Ảnh minh họa)một số tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay tới 4%/năm so với trước khi có dịch. (Ảnh minh họa)

Đến nay, 147.637 khách hàng đã được vay với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/1 đạt khoảng 553.000 tỉ đồng. Các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 170.746 khách hàng với số dư nợ khoảng 128.210 tỉ đồng. Miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 14.372 khách hàng với dư nợ 28.441 tỉ đồng. Hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 318.528 khách hàng với dư nợ là 980.163 tỉ đồng, mức hạ lãi suất phổ biến từ 0,5-2 điểm %. Thậm chí, một số tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay tới 4%/năm so với trước khi có dịch…

Trước những ý kiến của doanh nghiệp về khó khăn trong tiếp cận vốn vay, ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, cần hiểu đúng các gói tín dụng. Trong đó, gói 300.000 tỉ đồng (quy mô gói tín dụng các ngân hàng đăng ký ban đầu) không phải gói cứu trợ kinh tế được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, mà là gói tín dụng thông thường.

"Các ngân hàng lấy từ nguồn tiền gửi của khách hàng và phải trả lãi suất huy động để cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Vì thế, cơ chế, quy trình cho vay cũng phải thực hiện theo quy định hiện hành nhưng áp dụng lãi suất ưu đãi hơn, tùy chính sách và năng lực của từng ngân hàng.

Gói tín dụng hỗ trợ này là sự chia sẻ lợi nhuận của ngân hàng dành cho khách hàng và ngân hàng phải chú ý đến khả năng doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả thì sẽ dẫn đến nợ xấu", ông Nguyễn Toàn Thắng cho hay.

T.Nguyên (t/h)