Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quyền con người thể hiện bằng chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo trong xây dựng và phát triển đất nước

Đây cũng là nội dung căn bản và quan trọng trong nhằm bảo đảm quyền con người và được Việt Nam thể hiện bằng chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, được luật hóa và thực thi trong toàn xã hội.

Ngay sau khi nước nhà độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh tuyên bố “tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”.

Các vị chức sắc Phật giáo và Phật tử dự Đại lễ Phật đản tại Đà Nẵng. (Nguồn: daidoanket.vn).
Các vị chức sắc Phật giáo và Phật tử dự Đại lễ Phật đản tại Đà Nẵng. Nguồn daidoanket.vn.

Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ba nguyên tắc cụ thể trong thực hiện chính sách tôn giáo: lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số chung; không chạm đến đức tin của tôn giáo nói chung và của từng tôn giáo nói riêng; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân.

Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước kế thừa, phát triển, thể chế hóa qua từng thời kỳ, giai đoạn sau luôn tốt hơn giai đoạn trước cả về nội dung và giá trị pháp lý. Từ Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị, Điều 70 Hiến pháp năm 1992, Điều 24 trong Hiến pháp 2013, rồi đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành 18/11/2016…

Nhờ việc tạo hành pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền của các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam đã trở thành quốc gia đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo. Ước tính có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” nhằm giúp độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở nước ta. (Ảnh: Vinh Hà)
Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” nhằm giúp độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở nước ta. Ảnh Vinh Hà.

Việt Nam hiện có 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tổng số tín đồ các tôn giáo hiện nay khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; hơn 54.000 chức sắc; hơn 135.000 chức việc; hơn 29.000 cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và trách nhiệm với đất nước.

Theo Tiến sỹ Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, thành tựu đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đã thúc đẩy và tạo đà cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó đồng hành cùng dân tộc.

Tổng giám mục Ma-réch Gia-lêu-ski đến chào xã giao Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.
Tổng giám mục Ma-réch Gia-lêu-ski đến chào xã giao Lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Ảnh báo Đảng Cộng sản.

Tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo, tạo sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau giữa cán bộ các cấp và chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách tôn giáo và chính sách xã hội.

Những năm qua, các tôn giáo đều tăng về số lượng và quy mô hoạt động cả trong nước và quốc tế. Đại bộ phận chức sắc, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ủng hộ sự nghiệp đổi mới của đất nước, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Đây là minh chứng sống động cho thấy mọi thành quả đổi mới đất nước của Việt Nam luôn gắn với việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm 2024
Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm 2024

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ bảy ngày 31/8 đến hết thứ ba ngày 3/9/2024.

Hòa Bình: Chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
Hòa Bình: Chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

Ngay từ những ngày tháng 4/2024, cả nước nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng đã xuất hiện nắng nóng kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và hạn chế ảnh hưởng do thời tiết cực đoan đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp.

Tám tờ báo ở Mỹ kiện OpenAI và Microsoft vi phạm bản quyền
Tám tờ báo ở Mỹ kiện OpenAI và Microsoft vi phạm bản quyền

Tám tờ báo ở Mỹ ngày 30/4 đã đệ đơn kiện OpenAI, công ty mẹ của ChatGPT, và Microsoft, với cáo buộc vi phạm bản quyền.

Thời tiết ngày 1/5: Miền Bắc giảm 10 độ C
Thời tiết ngày 1/5: Miền Bắc giảm 10 độ C

Miền Bắc đón không khí lạnh yếu, trời mưa dông, nền nhiệt giảm đột ngột khoảng 10 độ. Ngược lại, Quảng Bình đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất 37-40 độ C, có nơi trên 41 độ C.

Giá tiêu hôm nay 1/5: Đi ngang ở mốc 97.000 – 98.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 1/5: Đi ngang ở mốc 97.000 – 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5, giá tiêu tiếp tục giữ ở mức ổn định trong ngày nghỉ lễ. Hiện giá tiêu trung bình từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.

Chương trình, hành động của Tháng Công nhân, người lao động gồm những gì?
Chương trình, hành động của Tháng Công nhân, người lao động gồm những gì?

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động.