Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quyết liệt chống dược - mỹ phẩm giả

Thực hiện Công điện số 90/CĐ-BCĐ389 của BCĐ 389/QG về phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, BCĐ 389 các tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác nắm tình hình, tập trung kiểm tra các điểm bán buôn, bán lẻ mặt hàng này trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Tại Hải Dương, sau 2 năm triển khai thực hiện Công điện, BCĐ 389 tỉnh Hải Dương đã kiểm tra, phát hiện 345 vụ vi phạm (trong đó: 4 vụ mỹ phẩm giả nhãn hiệu; 5 vụ kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu; 336 vụ việc vi phạm về kinh doanh dược phẩm); xử lý hành chính 327 vụ; phạt tiền trên 405 triệu đồng; tịch thu 2.412 chai dầu gội, 274 hộp son môi, 340 hộp kem dưỡng các loại; buộc tiêu hủy 758 hộp kem nhuộm tóc, ủ tóc, dưỡng tóc nhập lậu.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN) trong thời gian tới, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Hải Dương sẽ tập trung triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp, như: tăng cường công tác trinh sát, nắm bắt tình hình tại các địa điểm tập kết, trung chuyển, các tuyến đường chính lưu thông hàng hóa từ cửa khẩu vào nội địa, các tụ điểm thường xảy ra vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả; Làm tốt công tác tham mưu, giúp cho BCĐ 389 tỉnh, BCĐ 389/QG chỉ đạo có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN; tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng công an, quản lý thị trường, hải quan, y tế, thuế… trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN.

Tại Đà Nẵng, từ ngày 15/7/2015 - 15/4/2017 lực lượng chức năng trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã phát hiện, xử lý 101 vụ vi phạm; phạt hành chính 581 triệu đồng; nội dung vi phạm chủ yếu là: kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; mỹ phẩm nhập lậu; kinh doanh TPCN nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; kinh doanh TPCN nhập khẩu nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng việt; kinh doanh dược phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Tại Bến Tre, từ ngày 20/7/2015 - 20/4/2017, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh An Giang đã tiến hành kiểm tra 919 vụ; phát hiện, xử lý 112 vụ vi phạm; phạt hành chính trên 01 tỷ 540 triệu đồng.

Hàng hóa tiêu hủy, gồm: 28 hộp TPCN hiệu Usa Neton; 40.740 vỉ thuốc tân dược giả hiệu Tepingonon; Mỹ phẩm các loại: 171.697 hộp kem thoa mặt hiệu Redlife, Ship, Mirade White, White Perfect…; 7.660 hộp kem giả nhãn hiệu Mis White thành phẩm (gồm: 1.753 hộp chứa thành phẩm kem Mis White chưa đóng hộp, 60 kg kem thành phẩm Mis White, 1 máy đổ mỹ phẩm, 2 máy hơi và nhiều hộp nhựa, hộp giấy dùng để sản xuất kem giả); 143 chai sữa tắm, dầu gội và kem chống nắng; 12 chai dầu gió nhãn hiệu Eagle braub; 605 cây son môi; 15 chai nước hoa; 40 kg mỹ phẩm chưa đóng gói (dạng bột không nhãn).

Quyết liệt chống dược - mỹ phẩm giả - Hình 1

Ảnh minh họa

Tại Vĩnh Long, BCĐ 389 tỉnh Vĩnh Long cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, cấp phép; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm về mua bán, vận chuyển hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng là dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN.

Kết quả, từ ngày 15/7/2015 đến ngày 15/4/2017, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành kiểm tra 554 vụ; phát hiện, xử lý 313 vụ vi phạm; phạt hành chính trên 01 tỷ 372 triệu đồng; tịch thu hàng hóa trị giá gần 969 triệu đồng. Hàng hóa vi phạm gồm: 1.763 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm hết hạn sử dụng; 2.795 viên thuốc tân dược; 5.316 hộp, 246 chai, 449 viên TPCN đông dược các loại.

Tại Tiền Giang, từ ngày 15/7/2015 đến ngày 31/3/2017, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tiến hành kiểm tra 358 vụ; phát hiện, xử lý 216 vụ vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính trên 01 tỷ 466 triệu đồng. Hàng hóa vi phạm gồm: 2.373 chai, 425 hộp, 20.096 viên, 94.450 lọ, 450 ống, 7.928 vỉ thuốc tân dược các loại; 10.265 hộp TPCN; 578 chai, 1.236 hộp mỹ phẩm.

Thời gian tới, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn; thường xuyên rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về cơ sở kinh doanh TPCN, dược phẩm, mỹ phẩm; theo dõi, nắm chắc tình hình cung cầu, giá cả, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng để chủ động kiểm tra, xử lý triệt để các vụ việc vi phạm.

Đồng thời, kiểm tra bao bì, nhãn hàng hóa, công bố chất lượng, lấy mẫu gửi thử nghiệm để xác định các trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Phối hợp với chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ xác định hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân cảnh giác khi mua, sử dụng TPCN, dược phẩm, mỹ phẩm phải có nhãn hàng hóa, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng…, chủ động tố giác vi phạm với các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tại Bình Phước, các sở, ngành, UBND các huyện, thị là thành viên BCĐ 389 tỉnh đã xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN. Cụ thể, Chi cục Quản lý thị trường ban hành Kế hoạch số 354/KH-QLTT; Cục Hải quan ban hành văn bản số 50/HQBP-NV; Công an tỉnh ban hành Kế hoạch số 631/KH-PC46; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh ban hành Kế hoạch số 1401/KH-BCH và Văn bản số 1327/BCH-PMT…

Trên cơ sở các văn bản, kế hoạch đã ban hành, lực lượng chức năng đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lên danh sách các đối tượng cần tập trung đấu tranh, kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân không kinh doanh, không sử dụng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Kết quả, trong 2 năm thực hiện Công điện, tỉnh Bình Phước đã tiến hành kiểm tra 739 vụ; phát hiện, xử lý 167 vụ vi phạm; phạt tiền gần 993 triệu đồng. Tịch thu, tạm giữ: 14.414 gói dầu gội đầu, dầu xả giả; 25.780 viên thuốc tân dược hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc; 119 sản phẩm TPCN và 50 kg dược liệu không rõ nguồn gốc; 3.979 sản phẩm mỹ phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc gồm kem trắng da, kem dưỡng da, phấn trang điểm, son môi, sơn móng tay, nước hoa, thuốc nhuộm tóc…

Tại Gia Lai, trong 2 năm thực hiện Công điện số 90/CĐ-BCĐ389, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát 1.048 vụ việc, phát hiện, xử lý 416 vụ vi phạm; phạt hành chính 415 vụ với tổng số tiền trên 01 tỷ 618 triệu đồng.

Cụ thể, lực lượng quản lý thị trường tiến hành kiểm tra 568 cơ sở; phát hiện, xử lý 289 cơ sở vi phạm; phạt hành chính trên 01 tỷ 124 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy 3.634 sản phẩm mỹ phẩm, 07 hộp TPCN, 26 hộp thuốc nhãn hiệu Menison, 97 vỉ thuốc nhãn hiệu Arginin PMP 500 mg.

Thanh tra chuyên ngành Y tế tiến hành thanh tra, kiểm tra 480 cơ sở kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, phòng khám; phát hiện 127 cơ sở vi phạm, phạt tiền trên 494 triệu đồng.

Dự báo, trong thời gian tới, tình hình buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. BCĐ 389 tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, trinh sát, trao đổi, nắm bắt thông tin; rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn; triển khai có hiệu quả chỉ đạo của cấp trên trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN.

Hà Thu (T/H)

Bài liên quan

Tin mới

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.

Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’
Đề nghị xử lý người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh), người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan vừa có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng liên quan đến người tạo trend ‘ra khơi tìm kho báu’.

Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang
Cần đầu tư công viên, vườn dạo tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang

Các địa phương kiến nghị UBND TP. Đà Nẵng cần có chủ trương về liên doanh, liên kết hoặc xã hội hóa trong hoạt động quản lý, duy trì, bảo dưỡng công viên, vườn dạo. Đồng thời, Thành phố hỗ trợ đầu tư nâng cấp, bổ sung thêm cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị, dụng cụ thể dục - thể thao để phục vụ nhu cầu người dân.

TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn
TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả lớn

Cơ quan Công an quận 10, TP. Hồ Chí Minh vừa triệt phá thành công đường dây “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, thu giữ hàng 100.000 sản phẩm thuốc giả.

Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD
Giữa tháng 4/2024, xuất khẩu tăng thêm 15 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt xấp xỉ 209 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng thêm 15 tỷ USD.

Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế
Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế; Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.