Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Phú Yên

Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, dự án Cao tốc Bắc-Nam đi qua địa bàn 06 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Phú Yên với chiều dài 90,122 km, tổng diện tích đất sử dụng 885,57 ha. Đến nay, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án này tại các địa phương đều chậm tiến độ so với kế hoạch. Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương đã chia sẻ về nguyên nhân cũng như những giải pháp để sớm bàn giao mặt bằng cho dự án.

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, dự án Cao tốc Bắc-Nam được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 44, ngày 11/01/2022 với tổng chiều dài khoảng 729 km đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố. Đoạn qua địa bàn Phú Yên có tổng chiều dài hơn 90 km, được triển khai thành hai dự án thành phần, gồm đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh khoảng 42,1 km và đoạn Chí Thạnh-Vân Phong hơn 48 km, chiếm khoảng 12,6% tổng chiều dài dự án. Tổng mức đầu tư đoạn qua Phú Yên ước tính khoảng 19.000 tỷ đồng. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của cả nước và các địa phương có dự án đi qua, trong đó có Phú Yên.

Với yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công việc rất lớn, việc triển khai dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên xác định là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, là mắt xích quan trọng trong toàn dự án, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt. Với tinh thần đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 17 ngày 28/06/2022 để lãnh đạo, phối hợp triển khai dự án và đảm bảo việc thực hiện công tác bồi thường, GPMB cho dự án.

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương (thứ hai từ phải sang) kiểm tra thực địa công tác GPMB cho dự án Cao tốc Bắc-Nam tại huyện Tuy An.
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương (thứ hai từ phải sang) kiểm tra thực địa công tác GPMB cho dự án Cao tốc Bắc-Nam tại huyện Tuy An.

Đồng thời, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch 152/KH-UBND ngày 17/08/2022 triển khai thực hiện; thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) 319, thành lập tổ giúp việc, ban hành quy chế hoạt động. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các địa phương có dự án đi qua làm chủ đầu tư tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB.

Nhận diện nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ 

Theo đồng chí Phạm Đại Dương, Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo, phối hợp triển khai dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa phận Phú Yên ban hành khá sớm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo rất quyết liệt, UBND tỉnh và các địa phương cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện.

Tuy nhiên, thực tế khi triển khai tiến độ rất chậm, đến thời điểm hiện tại mới có 02 địa phương bàn giao được mặt bằng cho dự án là thị xã Đông Hòa bàn giao được 55,48%, huyện Phú Hòa 32%; 04 địa phương còn lại chưa hoàn thành các thủ tục để bàn giao mặt bằng cho dự án.

Có nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến sự chậm trễ. Cụ thể là có sự thay đổi, điều chỉnh hướng tuyến của dự án; khối lượng công việc quá lớn, yêu cầu phải tỉ mỉ, chính xác (công tác kiểm đếm, quy chủ, phương án đền bù, tái định cư…).

Kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có sự khác nhau giữa hướng tuyến dự án khả thi được duyệt với hướng tuyến và tiền khả thi dẫn đến kế hoạch sử dụng đất cấp các địa phương dự án đi qua có sự khác biệt.

Điều này buộc địa phương phải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. Đơn giá bồi thường đất, cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất gặp vướng mắc về thể chế. Đến ngày 09/12/2022, UBND tỉnh mới phê duyệt đơn giá bồi thường cây trồng; ngày 13/12/2022 mới phê duyệt giá bồi thường về đất…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kiểm tra, đôn đốc và yêu cầu các cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm điểm, rà soát các nhiệm vụ, xác định những khó khăn, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khắc phục.

Quyết liệt để sớm bàn giao mặt bằng cho dự án

Nhận diện khó khăn, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đại Dương nhấn mạnh, Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nêu rất rõ trách nhiệm của các cấp ủy chính quyền, MTTQ tỉnh và đoàn thể trong tỉnh. Huy động toàn bộ hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt; phát huy vai trò của chi bộ ở địa bàn dân cư, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong tuyên truyền, phối hợp thực hiện các công việc liên quan đến dự án.

Đồng chí Phạm Đại Dương lưu ý, công tác tuyên truyền, vận động cần phải đẩy mạnh hơn nữa, mở các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng ý nghĩa của dự án, chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư và thực hiện GPMB, qua đó tạo sự đồng thuận trong phối hợp triển khai dự án.

Một giải pháp quyết liệt nữa được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh là Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ thành lập ban chỉ đạo để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đền bù, tái định cư, GPMB cho dự án. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy 6 địa phương có dự án đi qua, cũng tiến hành thành lập ban chỉ đạo cấp mình, do bí thư huyện ủy, thị ủy, thành ủy làm trưởng ban, trực tiếp chỉ đạo; huy động hệ thống chính trị của địa phương tập trung phối hợp thực hiện tốt các nội dung liên quan việc triển khai dự án, trong đó công tác GPMB, bồi thường hỗ trợ tái định cư là nhiệm vụ then chốt. 

Hằng tuần, các bộ phận, địa phương phải báo cáo tiến độ thực hiện cho ban chỉ đạo. Thị xã Đông Hòa chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho lễ khởi công dự án vào ngày 01/01/2023, trên quy mô toàn quốc.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng tăng cường tuyên truyền về dự án. Ban Dân vận Tỉnh ủy chỉ đạo lực lượng làm công tác dân vận từ tỉnh đến cơ sở tham gia ngay từ đầu các nội dung công việc, nhất là các nội dung liên quan trực tiếp đến người dân. Đảng đoàn Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh theo chức năng nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy chính quyền tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân nơi thực hiện dự án, đồng thuận gương mẫu chấp hành thực hiện chủ trương, chính sách, các công việc liên quan dự án…

 Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.