Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sân bay Long Thành: Phải tính suất tái định cư tối thiểu và cam kết không có đầu cơ trục lợi

Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành.

Trước đó, trong phiên thảo luận tổ về Dự án giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gần 5.000 hộ dân để làm cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỏ ra lo ngại về phương án thiết kế 2 khu tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng.

Sân bay Long Thành: Phải tính suất tái định cư tối thiểu và cam kết không có đầu cơ trục lợi - Hình 1

Mô hình sân bay Long Thành

Phải tính suất tái định cư tối thiểu

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế trong khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn, gồm 2 loại là nhà liền kề (với diện tích từ 125-150 m2) và nhà liền kề có sân vườn (diện tích 250-300 m2). Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị rà soát, xem xét lại việc bố trí tái định cư bằng nhà liền kề có sân vườn với diện tích 250-300 m2, vì diện tích phần sân vườn này không có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, trong khi về mặt cảnh quan, môi trường quy hoạch khu tái định cư đã tính đến phần diện tích dành cho cây xanh, đất dành cho mục đích công cộng…

Thực tiễn cho thấy, ở các khu đô thị, diện tích như vậy thường phù hợp với những gia đình có thu nhập khá trở lên, trong khi theo số liệu của Báo cáo, hiện trạng nhà ở của các hộ dân có tới 4.039/4.083 căn nhà là cấp 4 và dưới cấp 4 (99%). Do đó, nhiều hộ dân sẽ khó có điều kiện thanh toán cho diện tích đất tái định cư lớn như vậy.

Thảo luận tại tổ, các ĐBQH đề nghị làm rõ mức bồi thường tối thiểu cho một hộ gia đình, việc hỗ trợ để mua được diện tích tái định cư tối thiểu. Theo các đại biểu thì cần đảm bảo người dân có đất thu hồi có đủ tiền để mua suất tái định cư. 

Các đại biểu cũng đề nghị làm rõ tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã tính đến trường hợp Nhà nước hỗ trợ người dân được bồi thường mà không đủ tiền mua suất tái định cư tối thiểu hay chưa?

Bộ Giao thông Vận tải giải trình, Luật Đất đai 2013 và các quy định pháp luật hiện hành không quy định về mức bồi thường tối thiểu cho một hộ gia đình mà chỉ có quy định về suất tái định cư tối thiểu.

Cụ thể, theo điều 86 Luật Đất đai năm 2013: "Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu, thì được Nhà nước hỗ trợ tiền để đủ mua một suất tái định cư tối thiểu".

Sân bay Long Thành: Phải tính suất tái định cư tối thiểu và cam kết không có đầu cơ trục lợi - Hình 2

Một mảnh đất nằm trong khu quy hoạch cho cảng hàng không quốc tế Long Thành

Căn cứ điều 27 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, UBND tỉnh Đồng Nai đã quy định suất tái định cư tối thiểu là 160 triệu đồng, tương đương 80 m2 đất ở làm cơ sở để hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân trong vùng dự án nhận đất ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất ở nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu.

Như vậy, với các quy định pháp luật về đất đai và quy định của UBND tỉnh Đồng Nai nêu trên, mọi đối tượng bị thu hồi đất phải tái định cư đều đảm bảo được nhận đất tái định cư tại dự án.

Cam kết không có đầu cơ trục lợi

Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu nhấn mạnh việc phải có cơ chế quản lý, không để xảy ra tình trạng trục lợi từ cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Sân bay Long Thành: Phải tính suất tái định cư tối thiểu và cam kết không có đầu cơ trục lợi - Hình 3

Tổng diện tích thu hồi cho cảng hàng không quốc tế Long Thành là hơn 5.585 ha, ảnh hưởng tới 4.864 hộ gia đình bị thu hồi đất

Tại kỳ họp thứ ba (tháng 6/2017), khi thảo luận về nội dung này, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện giá đất ở khu vực giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành đã tăng 8-10 lần.

Báo cáo tiếp thu, giải trình hồi âm, để đảm bảo an ninh, trật tự, hạn chế việc trục lợi khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo công an tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai các biện pháp, nắm tình hình, phòng ngừa, phát hiện nhanh các tình hình phức tạp trong quá trình triển khai thực hiện dự án ngay từ giai đoạn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 

Các cơ quan này kịp thời nắm bắt dư luận quần chúng nhân dân có đất bị thu hồi, hoạt động của các thế lực thù địch, các đối tượng kích động, khiếu kiện… để tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai biện pháp giải quyết; tăng cường công tác quản lý về đất đai, xây dựng tại vùng dự án, không để xảy ra tình trạng xây dựng, chuyển nhượng đất đai trái quy định, đầu cơ trục lợi cá nhân, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.

Tổng diện tích thu hồi đất xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành là hơn 5.585 ha, ảnh hưởng tới 4.864 hộ gia đình bị thu hồi đất, trong đó 100% số hộ có nhu cầu nhận đất tái định cư. Có ý kiến đề nghị cân nhắc chỉ nên bố trí một khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn để giải quyết chỗ ở cho người dân có đất bị thu hồi. Trường hợp cần thiết, có thể thiết kế lại diện tích các lô đất tái định cư, giảm bớt nhà liền kề có sân vườn hoặc quy hoạch bổ sung thêm quỹ đất cho khu Lộc An – Bình Sơn có thể đáp ứng yêu cầu.

Cao Diên – Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.