Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sân bay Phú Quốc: Một sân bay, nhiều "toan tính"

THCL- Dù tham vọng đằng sau những đề xuất mua cảng hàng không

THCL Dù tham vọng đằng sau những đề xuất mua cảng hàng không Phú Quốc là gì, cũng cho thấy sức hút của cảng hàng không Phú Quốc không hề nhỏ, nhất là đối với các "đại gia".

Nếu như đại gia tài chính, bất động sản Đỗ Quang Hiển (Chủ tịch tập đoàn T&T) nhắm đến sân bay Phú Quốc như là một cứ điểm trong chiến lược phát triển khi đang đầu tư ở đây nhiều dự án nghỉ dưỡng và cả giao thông, thì “đại gia hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn (Chủ tịch tập đoàn IPP) lại được dư luận đồn đoán rằng cần cảng Phú Quốc để mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ hàng không…

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn (Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPP) vừa có văn bản đề xuất mua hoặc nhượng quyền khai thác có thời hạn sân bay Phú Quốc với Bộ GTVT. Đồng thời trong văn bản, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng ngỏ ý mong được Bộ trưởng chấp thuận về mặt chủ trương để có thể xúc tiến việc chuẩn bị, tham gia đấu giá, khai thác sân bay này trong thời gian sớm nhất.

"Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Cụ thể, trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, ông Johnathan, đã không ngần ngại đưa ra lợi thế của IPP như ngoài tiềm lực về tài chính với số vốn điều lệ công bố là 1.250 tỷ đồng, IPP còn có kinh nghiệm tham gia cung cấp các dịch vụ phi hàng không tại nhiều sân bay với 25 năm cung cấp hàng hóa và điều hành kinh doanh các hệ thống cửa hàng miễn thuế, hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, cửa hàng bán lẻ tại các sân bay quốc tế và quốc nội tại Việt Nam.
Ông Johnathan cũng cho biết thêm, mới đây nhất, IPP trở thành cổ đông chiến lược của công ty CP Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) sau khi bỏ tới hơn 310 tỷ đồng để mua 23,6% cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không lớn nhất nước này.
Đặc biệt, IPP cho biết đã đạt được thỏa thuận hợp tác cùng tham gia các dự án cổ phần hóa, hay nhượng quyền các sân bay Việt Nam đối với công ty Vận hành cảng hàng không quốc tế Incheon (Hàn Quốc). Incheon Airport là một trong những nhà quản lý, khai thác cảng hàng không tốt nhất thế giới hiện nay.
Như vậy, chứng tỏ IPP rất mong muốn mua hoặc được nhận nhượng quyền cảng hàng không Phú Quốc. Đồng thời cũng cho thấy động thái của IPP trong tham vọng dùng sân bay Phú Quốc để mở rộng hệ thống dịch vụ của IPP tại các cảng hàng không của Việt Nam sắp tới.

Ngoài ra, một thông tin mà trước đó ít người biết đến, đó là ngoài cảng hàng không Phú Quốc, trước đó IPP cũng đã nộp đơn đề nghị Bộ GTVT nhượng quyền khai thác nhà ga T1 – cảng hàng không quốc tế Nội Bài và trở thành nhà đầu tư thứ 3 muốn "mua" nhà ga hành khách này sau Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Trước IPP, Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) là cái tên đầu tiên trong danh sách đề xuất mua hoặc được nhượng quyền cảng hàng không Phú Quốc. Trong văn bản gửi Bộ GTVT, bầu Hiển đề nghị được tham gia đầu tư chiến lược vào cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Hai phương án đầu tư vào sân bay Phú Quốc mà bầu Hiển đề xuất là mua toàn bộ tài sản sân bay hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác có kế thừa lao động.
Quyết định này của bầu Hiển cũng đã gây chú ý dư luận sau khi đã đề nghị mua lại cảng biển lớn thứ hai miền Bắc - cảng Quảng Ninh. Đặc biệt, theo các chuyên gia, sở dĩ T&T nhắm đến cảng Phú Quốc là vì Phú Quốc là một cứ điểm trong chiến lược phát triển khi đang đầu tư ở đây nhiều dự án nghỉ dưỡng và cả giao thông. Được biết hiện nay, Sân bay Phú Quốc có thể tiếp nhận máy bay Boeing 747. Nhà ga hành khách có diện tích 24.325m2, công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm. Thông tin từ cảng Hàng không quốc tế cho biết, mỗi ngày có hàng chục chuyến bay trong nước và quốc tế hạ, cất cánh trên đảo Phú Quốc. Hiện đã có các chuyến bay thẳng từ Liên Bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Campuchia tới đảo này.

Sức hút từ Phú Quốc

Năm 2014, theo thống kê, đã có hơn một triệu hành khách đến Phú Quốc bằng đường hàng không. Doanh thu không được tiết lộ, nhưng đây là con số khá hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt công ty, tập đoàn trong và ngoài nước đang ồ ạt nhảy vào đầu tư dịch vụ du lịch trên hòn đảo Ngọc.
Theo quy hoạch đến năm 2030, cảng hàng không Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu khách/năm, tiếp nhận 3.500 khách/giờ.
Đặc biệt, một lãnh đạo Bộ GTVT đã từng cho biết, đối với những sân bay không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bay dân dụng mà lại có lợi thế về du lịch như Phú Quốc thì có thể nghiên cứu "bán" 70-80%, thậm chí "bán đứt". Ngoài ra, bên cạnh sức hút của sân bay Phú Quốc, đảo Phú Quốc cũng có sức hấp dẫn không kém, khi đây đang là địa điểm hấp dẫn đầu tư đối với các "đại gia" địa ốc vì tiềm năng dài hạn. Bằng chứng là thời gian gần đây, Phú Quốc đang chứng kiến một làn sóng đầu tư mới, hứa hẹn 5 năm tới nơi đây sẽ là một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, khi đó cũng sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Có lẽ đây cũng chính là những lí do khiến sân bay Phú Quốc lọt vào "mắt xanh" của các "đại gia" sau khi Bộ GTVT có chủ trương xã hội hóa sân bay này.
Tuy nhiên, trước động thái sốt sắng của nhiều nhà đầu tư, Cục Trưởng Cục Hàng không Việt Nam, ông Lại Xuân Thanh, khẳng định xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay hết sức phức tạp và Bộ GTVT chỉ đạo phải thận trọng trong việc xây dựng đề án. Sau khi đề án hoàn thành phải báo cáo Chính phủ rồi mới có thể thực hiện các bước tiếp theo.
Hiện Bộ GTVT đang chuẩn bị cơ sở pháp lý để tiến hành nhượng quyền quản lý, khai thác cảng hàng không như Nhà ga T1, sảnh E, sân bay Phú Quốc. Sau khi hoàn thiện cơ sở pháp lý, Bộ GTVT sẽ có phương án cụ thể cho từng dự án nhượng quyền…
Đồng thời, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng việc định giá nhượng quyền khai thác Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc - sân bay có tốc độ tăng trưởng sản lượng hành khách và hàng hóa nhanh nhất Việt Nam hiện nay, phải được thực hiện trên cơ sở tính toán đầy đủ chi phí đã đầu tư, tiềm năng khai thác và dự báo sát thực về tăng trưởng.
Để đảm bảo tính khách quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT thành lập tổ công tác liên ngành hoặc hội đồng định giá, gồm đại diện các cơ quan liên quan thực hiện việc thẩm định giá nhượng quyền khai thác sân bay Phú Quốc.
Như vậy, ai sẽ được mua hay nhận nhượng quyền khai thác sân bay Phú Quốc chắc phải chờ trong thời gian tới, cũng như sẽ còn những "đại gia" nào tiếp tục đề xuất mua lại sân bay này vẫn còn là câu hỏi để ngỏ.
Ngoài T&T, IPP đã chính thức đề xuất, Vingroup là cái tên thứ 3 đang được dự đoán sẽ đề xuất mua lại sân bay này trước dự án Vinpearl Phú Quốc mới được tập đoàn này đầu tư ở đây.

Theo TBKD

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.