Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm

Đơn vị chức năng huy động tối đa nhân vật lực để tăng tốc khắc phục sạt lở, nhưng loạt yếu tố bất lợi khiến việc thông hầm đường sắt qua Đèo Cả chưa thể ấn định...

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, đến chiều tối 13/4, các mũi thi công xử lý sạt lở hầm Bãi Gió (khu vực qua Đèo Cả, tỉnh Khánh Hòa) vẫn đang được các đơn vị chức năng tập trung tối đa, không ngưng nghỉ.

Đường hầm dài, vị trí sạt lở nằm cách cửa hầm phía bắc chừng 50m. Mặc dù công nhân đường sắt lắp nhiều mái vòm chống đỡ nhưng thỉnh thoảng đất đá vẫn rơi từng tảng xuống đường hầm.

Đầu máy thi công chở theo nhiều thiết bị, máy móc tập kết dọc hai bên đường ray, khu vực hầm. Lãnh đạo, cán bộ ngành đường sắt bám hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục.

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 1.

Công nhân đường sắt đưa vật tư vào gia cố mái hầm Bãi Gió

Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh cho biết, hơn 200 công nhân, 2 đoàn tàu, 4 máy loại nhỏ đưa vào hầm nhằm khắc phục sự cố ngay từ khi xảy ra sạt lở, che lấp đường hầm.

Tuy nhiên, theo ông Vinh, khó khăn lớn nhất là tầng đất đá lâu năm đã bị phong hóa nên rơi tự do làm hỏng mái hầm. Đơn vị thi công đã làm mái vòm bằng sắt đỡ mái hầm để chống sạt lở hai lần, nhưng chưa thành công vì đất đá tiếp tục rơi. 

"Đây là lý do khách quan bất khả kháng, không phải do sơ suất trong quá trình sửa chữa. Các đơn vị đang triển khai loạt giải pháp thi công khắc phục, ứng phó với các diễn biến mới", ông Vinh nói.

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 2.

Ngành đường sắt huy động tàu công trình mang thiết bị vào trong hầm

Tại hiện trường, ngoài các mũi thi công đào hót, xúc đất đá sạt lở, vận chuyển ra ngoài, đơn vị thi công tập trung làm mái kết cấu khung sắt sẵn từ ga Đại Lãnh, cách hiện trường 500m. Lòng hầm thông đến đâu, các đơn vị sẽ chở mái đỡ này vào hầm, dùng hệ thống kích chống đỡ, tạo lực cho vỏ hầm.

"Hầm đường sắt này nằm dưới đoạn đường bộ qua Đèo Cả nên chúng tôi đã làm việc với chính quyền Phú Yên và Khánh Hòa, Cục CSGT, Bộ Công an tiến tới cấm tất cả các phương tiện xe tải đi lại trên đường Đèo Cả, nhằm giảm áp lực cho vỏ hầm", ông Vinh nói.

Theo lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Phú Khánh, ban đầu các đơn vị chức năng đặt mục tiêu thông hầm vào 4h30 ngày 13/4. Nhưng đến sáng 13/4, hầm tiếp tục bị lở hơn 50m3 đất đá, hiện nay vẫn còn tiếp tục lở. Mặc dù, đã huy động tối đa thiết bị và nhân lực nhưng việc khắc phục rất khó khăn. Vì vậy, không thể nói trước mốc thời gian hoàn thành.

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 3.

Máy xúc nhỏ được bố trí số lượng đủ để hoạt động trong hầm chật chội

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 4.

Công nhân tranh thủ từng giờ, từng phút thi công trong hầm để kịp thông tàu

Được biết, hầm Bãi Gió được xây dựng năm 1930, khánh thành năm 1936, vỏ hầm làm bằng bê tông, dài hơn 300m, độ tĩnh không từ mặt đường ray lên mái hầm 5m, chỗ rộng nhất 5m.

Khoảng 12h45 ngày 12/4, tại hầm Bãi Gió (Km 1231+100, Khu gian Đại Lãnh - Hảo Sơn), tuyến đường sắt Bắc - Nam, trong điều kiện thời tiết bình thường đã xảy ra sạt lở đất, đá trong khi đơn vị thi công đang sửa chữa tuyến hầm này.

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 5.

Một lán dã chiến được dựng ở cửa bắc hầm Bãi Gió

Sạt lở không gây thiệt hại về người. Có khoảng 180m3 đất đá đổ xuống bịt đường hầm. Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị ách tắc.

Sau khi xảy ra sự cố, Công ty CP Đường sắt Phú Khánh đã huy động hai đoàn tàu công trình vào từ hai đầu để vận chuyển đất, đá bị sạt, lở trong hầm để phun bê tông gia cố tạm vỏ hầm.

Ngành đường sắt phối hợp hai địa phương Phú Yên, Khánh Hòa đã và đang huy động hàng trăm lượt phương tiện giao thông đường bộ trung chuyển khách đi tàu giữa 2 ga Giã (Khánh Hòa) và Tuy Hòa (Phú Yên) tiếp tục hành trình đi tàu.

Chỉ tính riêng từ tối 12,  ngày 13/4 đã có gần 3.000 hành khách được trung chuyển qua khu vực hầm Đèo Cả để tiếp tục hành trình.

Một số hình ảnh ghi nhận công tác khắc phục sạt lở hầm Bãi Gió:

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 6.

Đất đá trong hầm vẫn tiếp tục rơi khi đơn vị thi công cố thu dọn

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 7.

Sáng 13/4, khoảng 50m3 đất đá rơi xuống đường hầm

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 8.

Một hòn đá lớn rơi từ đỉnh hầm xuống sàn

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 9.

Vỏ hầm được đổ bằng bê tông đã rất nhiều năm

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 10.

Máy xúc nhỏ được đưa vào trong hầm để dễ bề xoay xở

Sạt lở hầm đường sắt Đèo Cả: Căng sức khắc phục, chưa thể chốt thời gian thông hầm- Ảnh 11.

Sàn hầm nhiều đoạn ứ nước và đất đá

H. Thủy (Nguồn: https://atgt.baogiaothong.vn/)

Bài liên quan

Tin mới

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.

Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha
Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha

Vừa qua, HĐND tỉnh Long An đã có quyết nghị thống nhất thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 khu công nghiệp (KCN) Lộc Giang ở khu vực giáp ranh với TP.HCM, Tây Ninh.

Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8
Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8

Ngày 2/8, hơn 20,5 triệu cổ phiếu TT6 của Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Thịnh vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.400 đồng/cổ phiếu.

Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý
Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý

Ngày 27/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng
Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng

Diện tích khu đất dự án khoảng 38,7ha, dự kiến thực hiện tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu.