Theo đó, trong văn bản gửi Cục Hải quan TP Hải Phòng và Cục Hải quan TP.HCM, Cục Điều tra chống buôn lậu đề nghị hai đơn vị này phối hợp, làm thủ thục thông quan cho 18 container hàng hoá của các công ty liên quan đến Công ty Asanzo.
Trước đó, Cục Điều tra chống buôn lậu lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, ra quyết định tạm giữ tang vật theo thủ tục hành chính 18 container hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo của Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phương Nguyên Asanzo và Công ty TNHH Việt Tài.
Theo đó, tạm giữ 11 container tại Cát Lái, 7 container tại Hải Phòng. Việc tạm giữ hành chính này liên quan việc Công ty TNHH Thương mại Đông Phương (sở hữu nhãn hiệu Asano) gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Asanzo trước đó.
Việc tạm giữ hành chính này liên quan Công ty TNHH Thương mại Đông Phương (sở hữu nhãn hiệu Asanno) gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Asanzo trước đó.
Hàng hóa của Asanzo bị tạm giữ sẽ được thông quan trở lại
Tuy nhiên, tháng 9/2019, Cty TNHH Thương mại Đông Phương đã chuyển nhượng sở hữu nhãn hiệu cho Công ty TNHH Pensinich Việt Nam và cũng đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Ngày 1/6/2020, Cty TNHH Pensonich Việt Nam có công văn gửi Tổng cục Hải quan đề nghị rút yêu cầu xử lý vi phạm về hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Asanno và cho các công ty nhận lại hàng đã bị tạm giữ. Cho đến nay Pensonich Việt Nam và Tập đoàn Asanzo không còn tranh chấp nào về nhãn hiệu Asanzo.
Tiếp đó, ngày 16/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) có công văn thông báo kết quả điều tra và xác định không có yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo thông báo kết quả cụ thể về hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam của hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo, cơ quan điều tra cho rằng việc gắn mác “sản xuất tại Việt Nam” là phù hợp quy định. Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng kết luận chưa có căn cứ xác định doanh nghiệp này lừa dối khách hàng.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 27 Nghị định 99 năm 2013/NĐ-CP về xử lý vụ việc vi phạm khi có tranh chấp, qui định “trường hợp đơn yêu cầu xử lý vi phạm đã được thụ lý, nhưng các bên trong vụ việc thỏa thuận được với nhau về đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ghi nhận biện pháp giải quyết đó, dừng thụ lý vụ việc”, Cục Điều tra chống buôn lậu đã dừng xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, Cục hải quan TP Hải Phòng phối hợp làm thủ tục thông quan cho 18 container hàng hóa của các công ty nêu trên theo đúng qui định của pháp luật.
Thiên Trường