Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sau phiên đấu giá 19 tiếng tại Hoài Đức, nhiều lô đất được trả chênh hàng trăm triệu đồng

Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) gần đây đang khiến dư luận tranh cãi vì mức giá trúng cao gấp 18 lần giá khởi điểm. Đáng nói là sau khi phiên đấu giá kết thúc, nhiều sàn môi giới cạnh khu đất đã được dựng lên. Một số lô đất trúng đấu giá đã được “sang tay” với giá chênh hàng trăm triệu đồng.

Khu đất
19 lô đất được đấu giá tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. 

Trải qua hơn 19 giờ đồng hồ (từ 9h sáng ngày 19/8 đến 4h30 sáng ngày 20/8), với 9 vòng đấu giá, phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc. Lô đất được trả giá cao nhất ký hiệu LK03-12 với giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp 18 lần so với giá khởi điểm. Đây là lô góc có 3 mặt tiền, rộng hơn 113m2, được trả hơn 15 tỷ đồng.

Trong khi đó, 2 lô đất có giá trúng đấu giá cao thứ 2 lần lượt là lô LK03-6 và LK04-6 giá 127,3 triệu đồng/m2.

14 lô còn lại có giá trúng đấu giá từ 97,3-121,3 triệu đồng/m2. 2 lô trúng có giá đấu giá thấp nhất cũng lên đến 91,3 triệu đồng/m2.

Thông tin từ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức, tính tới thời điểm tổ chức đấu giá, đã có hơn 700 bộ hồ sơ của khoảng 400 người tham gia. Do đó, để tránh tình trạng thông thầu, bỏ giá thấp gây thất thoát, huyện Hoài Đức cùng đơn vị tư vấn đấu giá đã lựa chọn phương thức đấu nhiều vòng. Khách hàng chỉ được xét giá trúng khi trải qua 6 vòng đấu bắt buộc với mỗi bước giá là 6 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, theo phản ánh của báo chí, sau phiên đấu giá, nhiều sàn môi giới "mọc" lên cạnh khu đất mới được đấu giá. Thậm chí, nhiều "cò đất" dựng ô, kê bàn ghế tư vấn, mời chào khách ngay giữa khu đất.

Một số môi giới cho biết, sau khi kết thúc phiên đấu giá, nhiều nhà đầu tư có nhu cầu bán chênh kiếm lời đã gửi hàng cho môi giới tìm khách.

Theo đó, mức giá chào bán cho các lô đất trúng đấu giá dao động từ 250-600 triệu đồng/lô tuỳ vị trí.

Đơn cử, lô 04,05 thuộc LK03 đang được khách gửi bán chênh 600 triệu đồng/lô. Lô LK03-03 khách gửi bán chênh 250 triệu đồng/lô.

Theo công cụ lịch sử giá của Batdongsan.com.vn, giá rao bán phổ biến đất nền ở xã Tiền Yên trong quý II/2024 là 43 triệu đồng/m2. Trong vòng 1 năm qua, giá đất ở địa phương này đã tăng hơn 48%.

Trước đó, phiên đấu giá 68 thửa đất tại huyện Thanh Oai với 7.000 hồ sơ tham gia cũng khiến dư luận sửng sốt khi mức giá trúng đấu giá mỗi thửa đất cũng bị đội lên hàng tỷ đồng.

Giới chuyên gia bất động sản cho rằng, nguồn cơn khiến giá đất tăng mạnh bắt đầu từ việc một số huyện vùng ven sắp được lên quận, đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng xã hội. Nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã được mở rộng, trải nhựa, mang lại bộ mặt khang trang cho vùng nông thôn. Đặc biệt, tuyến đường Vành đai 4 quanh trung tâm Hà Nội hình thành ngày càng rõ, hứa hẹn tiềm năng phát triển kinh tế lớn.

Trong khi đó, khoảng vài năm gần đây, thị trường địa ốc khan nguồn cung mới, giá chung cư tăng cao. Trong khi đó, về khía cạnh chính sách, kể từ ngày 1/8/2024, luật pháp liên quan bất động sản có hiệu lực đã siết chặt hoạt động phân lô bán nền ở 105 thành phố, thị xã. Điều này khiến lượng quan tâm của người dân với những phiên đấu giá đất ven đô, pháp lý chặt chẽ, giá cả hợp lý tăng mạnh.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn dự báo, từ quý II/2025 trở đi, đất nền mới bắt đầu xu hướng chính của phục hồi. Còn các đợt sóng hiện nay chỉ mang tính chất cục bộ, tại một số khu vực.

Ông Lê Xuân Nga, Phó Chủ tịch HĐQT BHS Group khẳng định, mức giá tại các phiên đấu giá gần đây thực sự là giá ảo, chủ yếu lỗi ở khâu định giá khởi điểm và đang bị giới đầu cơ làm nhiễu.

Thực tế thời gian qua cũng cho thấy khi đấu giá đất quá cao, việc thanh khoản sau đó sẽ gặp khó dẫn đến tình trạng người trúng cũng nhanh chóng bỏ cọc. Điều này tác động xấu đến thị trường bất động sản, gia tăng hiện tượng đầu cơ đất đai, nhiễu loạn thị trường cũng như gia tăng rủi ro cho người “ôm” đất sau cùng. Do đó, câu chuyện đấu giá đất cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, tránh gây ra những hiệu quả tiêu cực.

Thuỳ An (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Đường ống khí đốt Siberia 2: Tính toán của Nga với Mông Cổ và Trung Quốc
Đường ống khí đốt Siberia 2: Tính toán của Nga với Mông Cổ và Trung Quốc

Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, kết nối các mỏ khí đốt ở Yamal thuộc Tây Siberia (Nga) với Trung Quốc qua Mông Cổ đang được Nga tính toán như thế nào?

Quảng Ninh: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 2,8 tỷ USD
Quảng Ninh: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái đạt hơn 2,8 tỷ USD

Theo thông tin Chi cục Hải quan Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đến ngày 15/9, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu là 2,804 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.

Từ 15h chiều nay 19/9 giá xăng tăng, giá dầu diezel giảm
Từ 15h chiều nay 19/9 giá xăng tăng, giá dầu diezel giảm

Giá xăng dầu được liên bộ điều chỉnh từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng E5RON92 tăng 50 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 130 đồng/lít; giá dầu diezel giảm 120 đồng/lít, dầu hỏa giảm 240 đồng/lít/kg, dầu mazut tăng 360 đồng/kg.

Quảng Nam: Nhiều địa phương miền núi có nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao
Quảng Nam: Nhiều địa phương miền núi có nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao

Dữ liệu quan trắc trên Cổng thông tin trượt lở Quảng Nam đã đưa ra cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở, trượt lớn ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh...

Lâm Đồng: Chặt hạ 148 cây xanh để tôn tạo, xây dựng hệ thống đường tại Đà Lạt
Lâm Đồng: Chặt hạ 148 cây xanh để tôn tạo, xây dựng hệ thống đường tại Đà Lạt

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, đã thống nhất chủ trương chặt hạ 148 cây xanh, di dời 52 cây khác để triển khai dự án nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Văn Thụ, TP. Đà Lạt.

Quảng Bình di dời gần 1.000 người tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất
Quảng Bình di dời gần 1.000 người tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất

Tính đến trưa ngày 19/9, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã thực hiện việc sơ tán 238 hộ dân với tổng số 918 người.