Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4h ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h).
Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0-3,0m, sau tăng lên 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.
Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hoá)-1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 7/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hoá)-1,0m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng ngày 7/9.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.
Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.
Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Trên đất liền từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối ngày 7/9).
Khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7,0-9,0m, vùng gần tâm siêu bão 10,0-12,0m. Biển động dữ dội.
Từ trưa ngày 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2,0-4,0m, sau tăng lên 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0-8,0m.
Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0-3,0m, sau tăng lên 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.
Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hoá)-1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 7/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hoá)-1,0m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng ngày 7/9.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.
Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.
Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 07/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
“Với cơn bão này, vùng ảnh hưởng cấp 8 đã có phạm vi tới 250 km nên tàu thuyền có thể chìm tại nơi neo đậu, chứ không cần phải ở ngoài. Đặc biệt, tại các đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, các âu tàu không có gì che chắn nên nguy cơ tàu bị chìm tại nơi neo đậu rất cao, người dân cần chằng chống kỹ càng”, ông Luận nói.
Đối với vùng đồng bằng ven biển, theo ông Luận, cần di dời sơ tán người dân khỏi những ngôi nhà không đảm bảo an toàn. Bởi bão cấp 10, 11, giật cấp 13, những mái nhà kiên cố còn bị ảnh hưởng, tốc mái.
Cục trưởng Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đánh giá, khoảng 20 năm nay, chưa có 1 cơn bão nào mạnh như thế này vào miền Bắc nên chúng ta chỉ còn có 1 ngày để chằng chống nhà cửa; đến tối mai là không thể làm được nữa.
“Nếu không chằng chống nhà cửa trong hôm nay và ngày mai thì đến sáng ngày kia gió bão đã ảnh hưởng, lúc đó trèo lên chằng chống nhà cửa rất dễ xảy ra tai nạn”, ông Luận cho hay.
Lãnh đạo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân nên tập trung thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Đặc biệt, các đô thị cần sẵn sàng phương án khơi thông dòng chảy, bởi với lượng mưa 200-300 mm trong 24 giờ, khả năng ngập úng rất cao.
"Chúng tôi khuyến cáo người dân không tham gia giao thông khi bão đổ bộ. Người dân nên ở nhà vào sáng thứ 7, vì bão số 3 được dự báo có bán kính rất rộng, dông lốc có thể xảy ra nên nguy cơ tai nạn khi cây xanh gãy đỗ, mái tôn bị cuốn rất cao”, ông Phạm Đức Luận nói thêm.
Thiên Trường