Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sở GD&ĐT TP. HCM đề xuất mở cửa trường học đối với địa phương an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) TP. HCM, thời gian đầu, trường học chia nhỏ lớp, chỉ bố trí học 1 buổi, ưu tiên lớp 1, 2, 9, 12, sau đó đến các lớp đầu cấp và cuối cấp gồm lớp 5, 6, 10…

Ngày 9/9/2021, Sở GD-ĐT TP. HCM đã có tờ trình gửi Thường trực UBND TP. HCM về phương án mở cửa trường học trở lại trên địa bàn.

Theo Sở GD&ĐT TP. HCM đánh giá tình hình, bậc giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đã bắt đầu học trực tuyến từ ngày 1/9/2021 (bậc trung học) và từ ngày 8/8/2021 (bậc tiểu học), ngành giáo dục TP. HCM xác định việc học trực tuyến sẽ kéo dài trong học kỳ 1 năm học 2021-2022. Riêng bậc mầm non do phải học trực tiếp nên chưa bắt đầu năm học mới.

Để mở cửa trở lại, các cơ sở giáo dục phải được đánh giá an toàn theo Bộ Tiêu chí an toàn phòng, chống dịch trong trường học. (Ảnh: NGUYỄN TÙNG).

Để mở cửa trở lại các ngành hoạt động, phục hồi kinh tế, cần tính toán cho học sinh quay lại trường. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp các địa phương sớm ổn định, để người lớn yên tâm đi làm. Việc tận dụng “khoảng thời gian vàng” để học sinh được học trực tiếp vừa là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục vừa là điều kiện cơ bản để ổn định xã hội.

Hiện nay các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là bậc mầm non đang vô cùng khó khăn. Nhiều đơn vị đã ngưng hoạt động. Các địa phương hiện đang đối diện với khó khăn cả về trường lớp (sử dụng để phòng, chống dịch) lẫn đội ngũ (chưa tuyển dụng được; cán bộ, giáo viên bị nhiễm hoặc bị phong tỏa do Covid-19, bỏ nghề…). Nhiều học sinh gặp khó khăn, thiếu điều kiện để học trực tuyến. Tâm lý người dân còn lo lắng về an toàn cho trẻ khi đến trường. Do đó, cần có phương án từng bước cho học sinh trở lại trường học, ưu tiên khối nhỏ (để người lớn đi làm), chính khóa, kết hợp với công tác truyền thông để người dân hiểu, đồng tình đưa trẻ đến trường.

Với mục tiêu tận dụng tối đa khoảng “thời gian vàng” học trực tiếp ở những địa phương, cơ sở giáo dục đủ điều kiện về an toàn phòng, chống dịch nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và giúp ổn định xã hội. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên và học sinh TP. HCM, ưu tiên học sinh lớp nhỏ (mầm non, lớp 1, 2), học sinh đầu cấp và cuối cấp.

Theo Sở GD – ĐT TP. HCM, thời gian đầu, trường học chia nhỏ lớp, chỉ bố trí học 1 buổi, ưu tiên lớp 1, 2, 9, 12. (Ảnh: NGUYỄN TÙNG)

Căn cứ tình hình và mục tiêu đề ra, Sở GD-ĐT TP. HCM đề ra phương án mở cửa trường học trở lại đối với địa phương được xác định là an toàn trong phòng, chống dịch. Khi các quận huyện được xác định là an toàn trong phòng, chống Covid-19 theo các tiêu chí chung, UBND cấp quận, huyện xây dựng kế hoạch mở cửa trường học với các yêu cầu cơ bản gồm: Địa phương phải xác định là an toàn trong phòng, chống Covid-19; Cơ sở giáo dục được đánh giá an toàn theo Bộ Tiêu chí an toàn phòng, chống dịch trong trường học.

Đội ngũ giáo viên phải được tiêm đủ 2 mũi vaccine trước ngày đến trường ít nhất 2 tuần. Chỉ tổ chức học trực tiếp cho những học sinh trong địa phương và trên tinh thần tự nguyện. Vẫn tiếp tục tổ chức tốt dạy – học trên môi trường internet, qua truyền hình… để đáp ứng yêu cầu của những học sinh không thể học trực tiếp cũng như bổ trợ, song hành cùng học trực tiếp trên lớp.

Đồng thời, rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục, có phương án bổ sung, hợp đồng tạm nhằm đảm bảo đủ để hoạt động trở lại, nhất là đối với cơ sở giáo dục mầm non. Đảm bảo việc chích vaccine cho đội ngũ giáo viên, chỉ những giáo viên được chích vaccine trước 2 tuần mới được vào trường và tạo điều kiện để giáo viên di chuyển từ nhà đến trường làm việc, nhất là với những giáo viên ngoài địa phương. Những giáo viên chưa đủ điều kiện an toàn có thể được bố trí hỗ trợ hoạt động dạy – học trên môi trường internet.

Đối với giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT tham mưu UBND TP. HCM ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non riêng cho địa phương và thực hiện mở cửa đồng loạt trên địa bàn. Trong đó, trường học ưu tiên chỗ học cho trẻ mẫu giáo và chỉ nhận giữ trẻ trong địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập hoạt động đúng quy định, đảm bảo an toàn.

Đối với giáo dục phổ thông và thường xuyên, các địa phương sẽ tận dụng tối đa khoảng “thời gian vàng”, ưu tiên cho các lớp nhỏ 1, 2, đầu cấp và cuối cấp. Cụ thể, từng trường sẽ xây dựng phương án đi học lại cụ thể căn cứ tiến độ sửa chữa cơ sở vật chất, nhân sự…

Trong khi đó, các trường tiếp tục duy trì tốt việc dạy-học trên môi trường internet, qua truyền hình… để đáp ứng nhu cầu của những học sinh không thể học trực tiếp (ngoài địa phương) cũng như bổ trợ, song hành cùng học trực tiếp trên lớp.

Thời gian đầu, trường học chia nhỏ lớp, chỉ bố trí học 1 buổi, ưu tiên lớp 1, 2, 9, 12 đi học trước, sau đó đến các lớp đầu cấp và cuối cấp gồm lớp 5, 6, 10… Sau mỗi tuần, nhà trường đánh giá độ an toàn và các điều kiện để trình cơ quan quản lý (phòng GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT) điều chỉnh phương án theo hướng mở dần.

Trong tờ trình, Sở GD-ĐT cũng ưu tiên khối ngoài công lập do không vướng việc tham gia phòng, chống dịch. Những cơ sở giáo dục ngoài công lập đảm bảo được các điều kiện an toàn có thể bố trí nội trú cho giáo viên và học sinh ngoài địa phương theo phương án “3 tại chỗ” để tổ chức dạy-học trực tiếp.

Các cơ sở giáo dục ngoại ngữ-tin học, tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài nhà trường,.. mở cửa sau, khi các địa bàn lân cận cũng đã an toàn.

Hoàng Dương – Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học

Thí điểm học bạ số được áp dụng với các khối lớp 1, 2, 3 và 4 năm học 2023-2024 tại 100% các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi trực tuyến “Quảng Bình hào khí 420 năm”
Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi trực tuyến “Quảng Bình hào khí 420 năm”

Cuộc thi được triển khai trong 03 buổi phát trực tiếp (livestream) ứng với 03 chủ đề: “Danh xưng Quảng Bình”, “Quảng Bình - vang mãi hào khỉ” và “Quảng Bình - khát vọng vươn lên”.

Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024
Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024

Ngày 26/4, tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024. Ông Lê Quốc Chỉnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban TVTU; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện và thành phố Nam Định.

Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang
Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang

Ngày 25/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1731/BVHTTDL- VHCS gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, trả lời đề nghị của tỉnh về việc xin chủ trương bắn pháo hoa nổ tầm thấp và tầm cao tại địa phương.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định,...

ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   
ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank - Mã: KLB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 vào sáng 26/4. Theo đó, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế lên 800 tỷ đồng, dự kiến sẽ không chia cổ tức trong năm 2024.