Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát,  giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Tượng Phật Bình Hòa niên đại cuối thế kỷ V
Tượng Phật Bình Hòa niên đại cuối thế kỷ V (Ảnh: Thanh Huyền)

Sáng 30/8/2024, tại số 4, Trần Phú, TP.Vũng Tàu, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bảo tàng - Thư viện tỉnh Long An phối hợp thực hiện trưng bày chuyên đề “Văn hóa Óc Eo Bà Rịa-Vũng Tàu và Long An ”.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Anh Thiện – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Văn hóa Óc Eo là một nội dung văn hóa - khoa học lớn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ xưa, có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ, được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn: Tiền Óc Eo (khoảng thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên), Óc Eo điển hình (thế kỷ thứ II đến thế kỷ VII) và hậu Óc Eo (thế kỷ VIII đến thế kỷ XII). Trong đó, nội hàm văn hóa Óc Eo ở Long An thể hiện rõ rệt và khá đầy đủ về ba giai đoạn này.

Ông Trần Anh Thiện – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Ông Trần Anh Thiện – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Ảnh: Thanh Huyền)
Đại biểu hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề
Đại biểu hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề (Ảnh: Thanh Huyền)

Không gian trưng bày lần này mang đến cho người xem với gần 50 hình ảnh và 330 hiện vật ở cả 3 giai đoạn văn hóa Óc Eo, phong phú, đa dạng như: Tượng cổ, linh vật (tiêu biểu là linga, yoni của tín ngưỡng thờ “phồn thực”), minh văn ghi trên lá vàng, công cụ làm gốm; đồ gốm; đồ trang sức bằng vàng, đá quý, thủy tinh, kim loại… Đây là minh chứng, đồng thời làm rõ thêm về mối liên hệ của hệ thống các di chỉ vùng cận biển như: Giồng Lớn (Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu), Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt (Cần Giờ, TP.HCM), Gò Ô Chùa và một số di chỉ Gò Hàng, Gò Dung, Gò Đế (Đồng Tháp Mười, Long An) đã từng được nhận định bởi các nhà khảo cổ.

Đại biểu tham quan khu trưng bày hiện vật
Đại biểu tham quan khu trưng bày hiện vật (Ảnh: Thanh Huyền)
Các em học sinh hứng thú tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa của dân tộc
Các em học sinh hứng thú tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa của dân tộc (Ảnh: Thanh Huyền)
Ông Nguyễn Tấn Quốc – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An giới thiệu nét độc đáo, tinh xảo tượng thần Visnu bằng vàng (bảo vật quốc gia) nền văn hóa Óc Eo
Ông Nguyễn Tấn Quốc – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An giới thiệu nét độc đáo, tinh xảo tượng thần Visnu bằng vàng (bảo vật quốc gia) nền văn hóa Óc Eo (Ảnh: Thanh Huyền)

Qua di tích, di vật trưng bày và những nghiên cứu, cho thấy cư dân Óc Eo đã đạt những thành tựu vượt bậc nhiều lĩnh vực: Sự phát triển của nông nghiệp sớm; kỹ thuật luyện kim đạt trình độ tinh xảo đưa Nam Bộ Việt Nam thành một trong những trung tâm luyện kim của khu vực từ thời đại Đồng thau sang Sắt sớm; thủ công nghiệp phát triển, trao đổi thương mại và tham gia ngày càng tích cực vào hệ thống thương mại biển quốc tế từ nửa cuối thiên niên kỷ I trước Công nguyên…; đời sống tinh thần đa dạng, phong phú với các tín ngưỡng, tôn giáo (Phật giáo và Ấn Độ giáo) thể hiện sâu đậm qua nhiều kiến trúc tôn giáo và di vật thờ cúng.

Những hiện vật gia dụng bằng đất nung giai đoạn hậu Óc Eo
Những hiện vật gia dụng bằng đất nung giai đoạn hậu Óc Eo (Ảnh: Thanh Huyền)
Hiện vật bằng đất nung trong kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng Óc Eo (thế kỷ thứ II đến thế kỷ VII sau công nguyên) ở Long An
Hiện vật bằng đất nung trong kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng Óc Eo (thế kỷ thứ II đến thế kỷ VII sau công nguyên) ở Long An (Ảnh: Thanh Huyền)
Những trang sức đa dạng kiểu dáng, màu sắc, cho thấy đời sống tinh thần đa dạng, phong phú của cư dân Óc Eo
Những trang sức đa dạng kiểu dáng, màu sắc, cho thấy đời sống tinh thần đa dạng, phong phú của cư dân Óc Eo (Ảnh: Thanh Huyền)

Đây là dịp 2 địa phương giới thiệu đến khách tham quan, học sinh và các nhà nghiên cứu về những tư liệu hình ảnh và các sưu tập hiện vật độc đáo của nền văn hóa Óc Eo cổ xưa trên vùng đất Nam Bộ, tiêu biểu là văn hóa Óc Eo Bà Rịa - Vũng Tàu (thuộc Đông Nam Bộ) và văn hóa Óc Eo tỉnh Long An (thuộc Tây Nam Bộ). Qua đó, góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn minh của nhân loại cũng như bản sắc văn hóa của vùng đất Nam Bộ, đồng thời củng cố cơ sở lý luận và khoa học về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất này.

Hoạt động mang ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024), phục vụ du khách tham quan, khám phá, tìm hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc kỳ nghỉ lễ.

Thanh Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện

HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.

Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.

Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.