Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

‘Song sát phế truất đồng USD’: Giấc mơ xa

Thiếu tướng Lê Văn Cương đánh giá, thực lực kinh tế của Nga và Trung Quốc khó lòng thay thế được đồng USD.

Hàng loạt động thái của Nga và Trung Quốc thời gian qua khiến nhiều ý kiến cho rằng hai quốc gia này đang muốn mở đường cho hệ thống tài chính không cần đồng USD.

Theo đó, vào cuối tháng 3/2018, truyền thông quốc tế cho biết, một chương trình thanh toán nhập khẩu dầu thô bằng nhân dân tệ có thể được Trung Quốc khởi động vào nửa cuối năm nay. Nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu một số định chế tài chính chuẩn bị cho việc thiết lập giá dầu nhập khẩu bằng nhân dân tệ.

Trước đó, Trung Quốc cũng đã khởi động giao dịch hợp đồng dầu lửa tương lai tại thị trường Thượng Hải bằng đồng nhân dân tệ.

Ngoài ra, vào tháng 10/2017, Trung Quốc và Nga thiết lập một hệ thống thanh toán cân đối giữa đồng nhân dân tệ và đồng rúp để giảm bớt các nguy cơ thanh toán đối với dầu mỏ và các mặt hàng khác.

Việc bán dầu và khí đốt của Nga cho Trung Quốc cũng đã được thực hiện bằng đồng rúp và nhân dân tệ.

Bên cạnh đó, vào cuối năm 2017, Nga tuyên bố sẽ lần đầu tiên phát hành một lượng trái phiếu quốc gia tương đương 1 tỷ USD, nhưng không niêm yết bằng USD như thường lệ mà bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Bình luận về cái bắt tay giữa Nga và Trung Quốc về mặt kinh tế-tài chính, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an) cho biết, trong quan hệ giữa bộ ba Mỹ-Nga-Trung Quốc, Mỹ ngại nhất khi Nga và Trung Quốc bắt tay nhau về mặt quân sự và an ninh và khi ấy Mỹ có khả năng thua. Còn cái bắt tay giữa hai quốc gia này về mặt kinh tế thông qua hai đồng tiền nhân dân tệ và đồng rúp, dù có tác động phần nào đến đồng USD, nhưng tác động ấy đến giờ phút này và vài năm tới chưa có gì ghê gớm.

 ‘Song sát phế truất đồng USD’: Giấc mơ xa - Hình 1

Nga, Trung Quốc mở rộng hoán đổi tiền tệ, tránh dùng USD

"Trong quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, mặc dù đồng tiền này đã được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, còn gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), nhưng vai trò, vị thế của đồng nhân dân tệ trên thị trường tài chính toàn cầu vẫn hết sức khiêm tốn.

Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến quý IV/2017, tỷ trọng đồng USD trong dự trữ toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm, nhưng vẫn giữ trên mức 60%. Trong khi đó, tỷ lệ đồng nhân dân tệ vẫn ở mức thấp, chỉ bằng 1,2% dự trữ toàn cầu.

Hơn nửa thế kỷ nay, các quốc gia trên toàn cầu đã sử dụng đồng USD làm nơi trú ẩn, giao dịch và xét về tiềm lực kinh tế hiện nay, Mỹ vẫn là số 1.

Thế giới có hai trung tâm tài chính hàng đầu là phố Wall (Mỹ) và London (Anh). Hơn 240 ngân hàng lớn hàng đầu thế giới chọn London làm nơi đặt văn phòng và kinh doanh vẫn sử dụng đồng USD", Thiếu tướng Lê Văn Cương chỉ rõ.

Khẳng định rằng thay đổi thói quen sử dụng đồng USD của các nước trên thế giới trong giao dịch và tích trữ không hề dễ dàng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược cũng cho rằng, thực lực kinh tế của Nga và Trung Quốc chưa đủ để thay thế đồng USD.

Cụ thể, Trung Quốc có nhiều động thái cố gắng hết sức để quốc tế hóa đồng nội tệ. Chẳng hạn, Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ trong giao dịch với Nga và một vài nước xuất khẩu dầu mỏ cho nước này ở Trung Đông. Tuy nhiên, số lượng các nước chấp nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ không lớn.

Mặt khác, dù Trung Quốc tạo ra mối lợi khá hấp dẫn cho các nước xuất khẩu dầu cho nước này bằng đồng nhân dân tệ nhưng độ hấp dẫn của đồng nhân dân tệ chưa thể đe dọa được đồng bạc xanh khi suốt nhiều thập kỷ qua, đa phần các hợp đồng trên thế giới, bao gồm hàng hóa nguyên liệu, nhiên liệu được giao dịch bằng đồng USD.

Trong khi đó, đồng rúp Nga còn yếu hơn cả đồng nhân dân tệ trên trường quốc tế. Nguyên nhân một phần là do kinh tế Nga èo uột, đặc biệt sau khi Liên Xô tan rã, đồng rúp trở thành đồng tiền rất bất ổn, lạm phát rất cao... khiến cộng đồng quốc tế không muốn sử dụng.

"Cái bắt tay giữa Nga và Trung Quốc mang lại cho họ nhiều lợi ích. Mục đích kinh tế của hai bên đều thuận lợi cho nhau, nhưng sau đó còn có mục đích chính trị và an ninh.

Về bản chất, hai nước muốn thoát khỏi ảnh hưởng của đồng USD nhưng như đã nói, sức mạnh kinh tế của hai nước này chưa đến lúc thách thức trực tiếp đến đồng USD.

Mỹ vẫn giữ được vị trí siêu cường do đứng bằng 2 chân: một là đồng USD và một là vũ khí. Nếu đồng USD bị đánh bại thì Mỹ không còn là siêu cường nữa, nhưng ngày đó còn xa lắm", Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định.

Trước khả năng Nga ra đòn buộc châu Âu phải thanh toán tiền mua khí đốt của nước này bằng đồng rúp, vị chuyên gia nhận xét, Nga chưa có đủ sức mạnh để buộc châu Âu phải làm việc này.

Ông nhấn mạnh, kinh tế Nga vẫn còn phụ thuộc vào châu Âu và thế giới rất lớn, cho nên, nếu Nga ra đòn buộc châu Âu phải thanh toán bằng đồng rúp khi mua khí đốt thì châu Âu hoàn toàn có thể tung ra chiêu khác đáp trả và cũng đủ khiến Nga phải vất vả.

"Chưa đến lúc Nga có khả năng ép các nước trả tiền dầu mỏ bằng đồng rúp. Chỉ một nền kinh tế đủ lớn, đủ mạnh mới làm được điều này. Kinh tế Nga hiện nay chỉ bằng 1/14 kinh tế Mỹ làm sao buộc châu Âu làm theo ý muốn của Nga được", ông nói.

Từ đây, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, Mỹ có thể theo dõi chặt chẽ động thái từ phía Nga và Trung Quốc, nhưng xét cho cùng, trong tương lai gần, Washington chưa cần phải lo lắng bởi tiềm lực hai nền kinh tế khó lòng thay thế được đồng USD.

Theo Đất Việt

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.