Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cấm vận Nga, gánh nặng đặt lên vai bà Merkel?

Washington và đồng minh cấm vận Nga đã giúp cho Bắc Kinh hưởng lợi rất lớn và quay lại làm hại chính Washington và các đồng minh của họ...

Washington và đồng minh cấm vận Nga đã giúp cho Bắc Kinh hưởng lợi rất lớn và quay lại làm hại chính Washington và các đồng minh của họ...

Các hãng Reuters của Anh và The New York Times của Mỹ ngày 18/11 đưa tin Tổng thống Mỹ Barak Obama và lãnh đạo “bộ ngũ quyền lực” của Châu Âu gồm Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Holland, Thủ tướng Italia  Mateo Renzi, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy và Thủ tướng Anh Theresa May đã đồng ý kéo dài lệnh cấm vận nước Nga.

Nguyên nhân không chỉ còn là vai trò của Moscow trong cuộc xung đột tại Ukraine mà đã kéo thêm cả hành động của Kremlin trong cuộc nội chiến tại Syria. Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại một cuộc họp báo rằng để quyết định kéo dài biện pháp trừng phạt Moscow thì chỉ thực hiện hiệp định hòa bình phù Minsk là chưa đủ.

Obama và các nhà lãnh đạo EU đã thảo luận mối quan tâm về Syria, kêu gọi quân chính phủ Syria, Nga và Iran chấm dứt ngay lập tức tấn công vào các lực lượng quân phiến loạn tại Aleppo. Người đứng đầu Liên minh Quốc gia Syria đối lập Anas al-Abdah mong muốn Tổng thống Mỹ và các lãnh đạo EU chỉ trích mạnh mẽ hơn nữa và tăng cường sức ép với Assad, Nga và Iran.

Cấm vận Nga, gánh nặng đặt lên vai bà Merkel? - Hình 1

Tổng thống Obama và "bộ ngũ quyền lực" tại Châu Âu đang bàn bạc việc tiếp tục cấm vận Nga. Ảnh : Reuters

Thế là rõ ràng Washington và đồng minh tiếp tục có cớ để ép Moscow trên mặt trận mới Syria, sau khi đã bị việt vị trong ván cờ tàn Ukraine. Tuy nhiên cá nhân người viết cho rằng, việc gia tăng cấm vận Moscow lúc này có thể là hạ sách của Mỹ và bộ ngũ quyền lực Châu Âu. Tại sao vậy?

Kéo dài trừng phạt Nga lúc này đã trở thành dao hai lưỡi vớiWashington và các đồng minh

Reuters cho biết, những tuyên bố được các nhà lãnh đạo hai bên bờ Đại Tây Dương đưa ra trong bối cảnh đang dấy lên lo ngại Tổng thổng Mỹ Donald Trump không tiếp tục viện trợ quân sự cho các thành viên NATO nếu đóng góp không tương xứng với cam kết quốc phòng của họ. Cùng với đó là lo ngại Trump sẽ gần gũi với Putin, từ đó phá vỡ phòng tuyến cấm vận của phương Tây.

Như vậy, rõ ràng việc gia tăng cấm vận là gượng ép, thiếu động lực. Khi quyết định cấm vận Nga trong ván cờ Ukraine, việc Mỹ và đồng minh có rất nhiều động lực cho việc thực hiện, nhằm buộc Moscow phải chịu thiệt hại với “nước cờ cao mà không hay” của Putin, qua đó “dạy cho Nga một bài học” thế nào là chủ quyền quốc gia.

Đến nay, sau hơn 2 năm cấm vận nước Nga, Washington và đồng minh đã không đạt được mục đích quan trọng nhất của mình là buộc Kremlin nhượng bộ, thậm chí chính các tác giả của lệnh cấm vận cũng phải chịu thiệt hại không kém gì nước Nga của Putin. Điều nguy hại hơn cả là chính con bài cấm vận khiến cho lực lượng cầm quyền tại Mỹ và đồng minh phải trả giá, khi quyền lực đang bị đe doạ hay phải rời bỏ quyền lực trong cay đắng.

Hiện tượng Trump tại Mỹ, Marine Le Pen tại Pháp, lực lượng cực hữu tại Đức, Tây Ban Nha hay sự kiện Brexit đều có nguyên nhân từ cấm vận Nga, mà chính lãnh đạo Mỹ và phương Tây cũng phải thừa nhận. Nhật Bản đang tìm cách phá rào cấm vận, hướng về Nga hay đời sống chính trị tại một số quốc gia đông Âu nằm trong NATO, hay EU đảo chiều là nguy hại quá lớn cho Washington và các đồng minh, mà không thể phủ nhận có phấn tác động tiêu cực từ hiệu ứng cấm vận Nga.

Khi động lực không còn, thậm chí đối mặt với nguy hại từ việc trừng phạt Nga, mà Obama và các đồng minh vẫn cứ cố gắng theo đuổi triệt hạ Putin sẽ khiến cho hành động của họ trở thành dao hai lưỡi với chính họ và có thể làm thiệt hại cho chính người dân đất nước mình. Tại sao vậy?

Mặt khác, trừng phạt là ý chí nhà nước đối với sự đe dọa từ kẻ thù hay sự nguy hại từ các đối thủ, đối tác nên chỉ cần một chủ thể chứng minh được lợi ích quốc gia, dân tộc của mình bị tổn hại hay có thể bị tổn hại từ đối phương là có thể áp lệnh trừng phạt. Nghĩa là sự việc chỉ diễn ra một chiều và đối tác không có quyền chứng minh để bác bỏ hay gạt bỏ.

Tuy nhiên, khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt thì lại không đơn giản như thế. Việc dỡ bỏ trừng phạt phải được dựa trên cơ sở từ cả hai phía, chủ thể áp lệnh trừng phạt và đối tượng bị trừng phạt. 

Thứ nhất, chủ thể muốn dỡ bỏ trừng phạt thì phải chứng minh được biện pháp trừng phạt không còn giá trị vì đối tượng đã thay đổi phù hợp với việc điều chỉnh bởi lệnh trừng phạt.

Thứ hai, đối phương phải chứng minh được sự phi lý, vô lý của lệnh trừng phạt áp đặt với họ hoặc phải chứng minh được họ đã thay đổi theo sự hiệu chỉnh bởi lệnh trừng phạt. Trình tự các bước cũng như thủ tục pháp lý rất phức tạp và cũng vì đó mà thời gian sẽ kéo dài. Điều này rất tệ hại cho chủ thể của lệnh trừng phạt, bởi qua đó giúp nhiều bên thứ ba trở thành “ngư ông đắc lợi”.

Trong trường hợp Washington và đồng minh cấm vận Nga đã giúp cho Bắc Kinh hưởng lợi rất lớn và quay lại làm hại chính Washington và các đồng minh của họ.

Cấm vận Nga, phương Tây tự làm suy yếu mình

The New York Times ngày 16/11 đã nhận định rằng, sau khi Tổng thống Mỹ Obama rời chính trường thì nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel trở thành “hậu vệ mạnh mẽ” cuối cùng bảo vệ giá trị của truyền thống phương Tây. Nhưng sau 11 năm nắm quyền, bà Merkel đã quá mệt mỏi, không những vậy bà còn đang bị bao vây ở tất cả các hướng.

“Bà Merkel đang chịu sức ép từ sự thay đổi tại nước Mỹ với chiến thắng của Donald Trump, bà Merkel đang chịu sức ép từ việc nước Anh rời khỏi EU – Brexit, bà Merkel đang chịu sức ép từ các lực lượng cực hữu như đảng của Marine Le Pen tại Pháp và ngay tại nước Đức, bà Merkel đang phải chịu sức ép từ những thất bại của liên minh cầm quyền trong các cuộc bầu cử”, tờ báo Mỹ viết.

Rõ ràng sức nặng trên đôi vai của bà Merkel quá lớn khiến bà khó có thể đứng vững và hoàn thành trách nhiệm của một hậu vệ mạnh mẽ nếu như bà không nhanh chóng có được người chia sẻ gánh nặng và cùng góp sức đỡ cho chân trụ của bà. Tuy nhiên, dường như ông Obama đang làm ngược lại điều ấy, các đồng minh khác thì còn phải lo cho chính sự nghiệp của mình.

Tổng thống Pháp Francois Holland thì gần như không còn cơ hội ở lại điện Elysees thêm một nhiệm kỳ nữa, Thủ tướng Italy Mateo Renzi thì chưa khi nào có được vị thế tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình chứ nói gì đến đỡ gánh cho bà Mekel, Thủ tướng Tây Ban Nha Rajoy thì luôn phải đóng vai trò lâm thời trong một chính trường Tây Ban Nha vô định.

Còn việc tương hỗ giữa hai “bà đầm thép” Theresa May – Angela Merkel ở hai bên bờ biển Mance thời hậu Brexit là điều khó hơn lên trời. Quả thực ông Obama đã đưa nữ Thủ tướng Đức vào một thế quá khó trong giai đoạn giá trị truyền thống phương Tây đang bị thầm định lại.

Vậy nhưng ông lại còn buộc “bà Merkel phải chống đỡ với một nước đang Nga hồi sinh, tạo hiệu ứng tốt cho lực lượng phi dân chủ phương Tây trên khắp lục địa già và thổi bùng ngọn lửa của chủ nghĩa dân túy. Trong khi ông Trump lại công khai ngưỡng mộ nhà lãnh đạo Nga, khiến cho việc duy trì biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow đã là một thách thức, nói gì đến gia tăng”, The New York Times bình luận.

Có thể thấy rằng trong tình thế hiện nay, chỉ cần một hiệu ứng tích cực nhỏ từ Nga sẽ tạo ra hiệu ứng tiêu cực rất lớn đối với Mỹ và phương Tây, vì nó chứng minh lệnh cấm vận Nga hết giá trị. Và đó chính là nguy cơ gây chia rẽ trong liên minh cấm vận, nhất là khi nhân vật đi tiên phong – Barak Obama - không còn nắm giữ quyền lực nữa. Như vậy, phải chăng tiếp tục cấm vận Nga lúc này là hạ sách với phương Tây, bởi nó chỉ là việc Obama trả đũa Putin mà thôi?

Ngọc Việt - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

Kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với các Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ năm 2024
Kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với các Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ năm 2024

Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý sẽ diễn ra từ tháng 4/2024 đến tháng 11/2024.

Hà Nội đón một cơn mưa dông lớn, một số nơi còn ghi nhận mưa đá
Hà Nội đón một cơn mưa dông lớn, một số nơi còn ghi nhận mưa đá

Tối nay (20/4), Hà Nội đón một cơn mưa dông lớn, nhiều nơi xuất hiện gió giật mạnh khiến cây gãy đổ, một số nơi còn ghi nhận mưa đá như Ứng Hoà, Gia Lâm.

Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện
Gần 500 cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện

Ngày 20/4, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp thành phố tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, đảng viên, người lao động Khối Doanh nghiệp thành phố.

Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Hội Nhãn khoa TP. Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/4, tại Bệnh viện Mắt Hải Phòng, Hội Nhãn khoa thành phố tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương
Tesla đề nghị với nhân viên bị sa thải khoản trợ cấp thôi việc tương đương hai tháng lương

Sa thải lúc nửa đêm, nhân viên checkin mới biết đã 'bay màu' khỏi hệ thống, Tesla đền bù trợ cấp thôi việc tương đương với hai tháng lương.

Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép
Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép

Ngày 20/4, Trạm Cảnh sát Giao thông (CSGT) Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt 2 đối tượng về hành vi vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 3 cá thể tê tê.