Tận dụng cơ hội từ EVFTA: Chú trọng nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ
Để tận dụng cơ hội từ EVFTA, các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ của EU; không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ…
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đây là một FTA thế hệ mới, bao gồm các cam kết mang tính toàn diện, chất lượng cao, trong đó có cam kết về sở hữu trí tuệ.
Chương Sở hữu trí tuệ của EVFTA bao gồm 63 điều và hai phụ lục (Danh mục các chỉ dẫn địa lý và Danh mục nhóm sản phẩm). Nội dung chính của Chương (63 điều) bao gồm các cam kết về các nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phạm vi quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mật, giống cây trồng, vấn đề cạn quyền và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Nhìn chung, đa số các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định là phù hợp với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệp định cũng đặt ra một số tiêu chuẩn cao hơn pháp luật Việt Nam, trong đó có thể kể đến như bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU với mức độ bảo hộ cao như mức độ mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang và rượu mạnh; phải có cơ chế đền bù thỏa đáng cho chủ sở hữu sáng chế trong trường hợp sáng chế là dược phẩm mà cơ quan nhà nước chậm trễ trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép lưu hành dược phẩm đó. Hầu hết các nghĩa vụ này phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Ảnh minh họa
Các nghĩa vụ bảo hộ ở mức cao này đang được áp dụng trực tiếp theo Nghị quyết số 102/2020/QH14 của Quốc hội về việc phê chuẩn EVFTA và sẽ được nội luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021, thông qua vào tháng 6/2022.
Theo ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ: Hiệp định EVFTA được kỳ vọng là sẽ đáp ứng nhu cầu bảo hộ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Việc thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo, từ sáng tạo đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều này sẽ có nhiều tác động tích cực đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cũng như thương mại của Việt Nam.
Về đầu tư, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, môi trường kinh doanh nói chung ngày càng tốt lên (trong đó có sự tin tưởng ngày càng cao của các đối tác nước ngoài về việc bảo hộ các tài sản trí tuệ tại Việt Nam), đáp ứng các điều kiện của các hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký kết, chúng ta sẽ thu hút được các nguồn vốn FDI chất lượng cao, với trình độ công nghệ tiên tiến. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến từ châu Âu để nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.
Về thương mại, Hiệp định mang lại nhiều cơ hội tiếp cận thị trường các nước EU. Tuy nhiên, để khai thác được thị trường rộng lớn này, các doanh nghiệp cần nắm vững và đáp ứng các quy định về bảo hộ, khai thác, thực thi quyền sở hữu các tài sản trí tuệ và các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của EU.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ của EU, cũng như không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiên để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Chỉ có như vậy, các doanh nghiệp mới có thể đứng vững khi bước chân ra biển lớn, tham gia cuộc chơi chung toàn cầu.
Anh Minh
Tin mới
Ngành Hải quan lên kế hoạch chủ động kiểm soát hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ
Tổng cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch kiểm soát chống buôn lậu hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023.
UBND tỉnh vào cuộc liên quan đến hàng quán nhếch nhác tại cổng bệnh viện Sản- Nhi Vĩnh Phúc
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có công văn chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, giải quyết tình trạng hàng quán nhếch nhác tại cổng bệnh viện Sản- Nhi Vĩnh Phúc mà báo chí phản ánh.
Bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
Lực lượng Hải đoàn Biên phòng 18, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, vừa bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên vùng biển tỉnh Bến Tre.
An Giang phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn giao thông
Ban An toàn giao thông tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch phát động thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023.
Lào Cai: Tổng thu nộp ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu trong quý I đạt 168,762 tỷ đồng
Theo số liệu thống kê của cơ quan chuyên ngành, trong quý I hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Lào Cai ước đạt 423,62 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.
Bộ đội Biên phòng Lào Cai bàn giao chức trách, nhiệm vụ Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ
Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về điều động, bổ nhiệm chức vụ cán bộ. Vừa qua, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lào Cai tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Phó Chỉ huy trưởng nghiệp vụ.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam
Hải Phòng khôi phục thành công giống cam “tiến vua” được trồng cách đây khoảng 800 năm
Chân dung người phụ nữ truyền cảm hứng cho phái đẹp