Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng cường chế tài lý rượu, bia nhập lậu, kém chất lượng

Một trong những nội dung của dự thảo Luật Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đang được trình Quốc hội cho ý kiến đó là bổ sung quy định các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia để ngăn chặn rượu nhập lậu, rượu kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và thất thu ngân sách nhà nước.

Theo đó, quy định rõ về điều kiện kinh doanh rượu; Tăng cường quản lý đối với sản xuất rượu thủ công; Quản lý kinh doanh bia; Bảo đảm chất lượng, an toàn đối với rượu, bia; Ghi nhãn trên bao bì rượu, bia; Địa điểm, đối tượng, phương thức không được bán rượu, bia; Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, nhập lậu.

Dự thảo Luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có các chính sách quan trọng như thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; ưu tiên các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp rượu, bia; từng bước giảm sản lượng sản xuất rượu thủ công không đăng ký kinh doanh; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình phù hợp để giảm mức tiêu thụ rượu, bia cũng như khắc phục thực trạng hiện nay là thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam rất thấp, chỉ chiếm khoảng 30% giá bán lẻ của rượu, bia trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia của các nước rất cao, chiếm từ 50-85% giá bán lẻ rượu, bia (gấp từ 1,5-2,5 lần Việt Nam); quyền và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Tăng cường chế tài lý rượu, bia nhập lậu, kém chất lượng - Hình 1

Dự thảo tiếp tục duy trì, kế thừa các biện pháp quản lý điều kiện, cấp phép đối với kinh doanh rượu (bao gồm cả sản xuất rượu thủ công vì mục đích kinh doanh). Sản phẩm bia không phải cấp phép mà quản lý theo điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đối với sản xuất rượu thủ công, Luật tiếp tục kế thừa các quy định phù hợp của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP. Sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép. Trong các quy định về bảo đảm chất lượng, an toàn; ghi nhãn rượu, bia; phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, nhập lậu cũng đều có các quy định cụ thể, đặc thù và khả thi hơn về sản xuất rượu thủ công. Tại quy định về bảo đảm an toàn đối với sản xuất rượu thủ công có giao trách nhiệm cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quy định biện pháp hướng dẫn người dân sản xuất rượu thủ công bảo đảm các chỉ tiêu an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật; vận động, tuyên truyền để người dân làm thủ tục cấp phép, đăng ký với ủy ban nhân dân cấp xã; giảm dần, hạn chế hoặc chấm dứt sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh theo lộ trình đến 01/01/2023 và các biện pháp thanh tra, kiểm tra.

Tại Việt Nam, rượu, bia là hai sản phẩm đồ uống có chứa cồn phổ biến, chiếm khoảng 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống có cồn khác được sản xuất, nhập khẩu hoặc nước giải khát pha chế thêm rượu, bia. Ngành rượu, bia nộp cho ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng mỗi năm (bao gồm cả nước giải khát thông thường) và tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động trực tiếp và gián tiếp, có mặt tại 44/63 tỉnh, có sự kết nối với các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ khác.

Đối với bia, cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mô công nghiệp, sản lượng năm 2017 là hơn 4 tỷ lít. Đối với rượu, đến nay các cơ quan có thẩm quyền đã cấp được khoảng 167 giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, 599 giấy phép sản xuất rượu thủ công, 204 giấy phép phân phối, 1.100 giấy phép bán buôn và 13.774 giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu với tổng sản lượng sản xuất rượu năm 2016 đạt khoảng 305,2 triệu lít. Bên cạnh đó, vẫn còn lượng rượu sản xuất thủ công chưa đăng ký cấp phép, việc kiểm soát hàm lượng methanol, aldehyt còn khó khăn. Tình hình rượu giả, rượu nhập lậu có giảm nhưng vẫn còn tồn tại, khó kiểm soát.

Việc quản lý hoạt động bán buôn, phân phối, đại lý bán lẻ có giấy phép kinh doanh rượu, bia đã thực hiện tương đối tốt nhưng việc cấp phép, quản lý bán lẻ rượu trực tiếp đến người tiêu dùng tại chỗ theo quy định của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP còn nhiều khó khăn. Bất cứ địa điểm, cơ sở nào cũng sẵn có rượu, bia để bán cho người dân như: các quán rượu, siêu thị, cửa hàng tạp hoá, khách sạn, nhà hàng ăn uống, quán nước vỉa hè, căng tin của cơ quan, doanh nghiệp… Thời gian bán, số lượng rượu, bia bán để uống tại chỗ không bị hạn chế. Điều này làm cho rượu, bia ở Việt Nam sẵn có và rất dễ tiếp cận.

Bên cạnh đó, rượu lậu, rượu giả, rượu kém chất lượng… vào thị trường trong nước. Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hàng chục nghìn chai rượu nhập lậu, kém chất lượng. Đơn cử như tại địa bàn Quảng Trị đã liên tiếp bắt giữ nhiều vụ vận chuyển rượu ngoại  trong quá trình làm nhiệm vụ trên tuyến Quốc lộ 9 như: Ngày 23/9/2018, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị cũng đã phát hiện vụ vận chuyển 480 chai rượu ngoại nhãn hiệu Macallan, gồm 420 chai loại 700 ml và 60 chai loại 1.000 ml, với tổng giá trị hơn 480 triệu đồng. Toàn bộ số hàng trên không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Hiện vụ việc đã được lực lượng chức năng xử lý theo quy định.

Ngày 2.10, Đội trinh sát đặc nhiệm, Đội đặc nhiệm Phòng chống ma túy và tội phạm (thuộc Biên phòng Quảng Trị) phối hợp với Đoàn đặc nhiệm Phòng chống ma túy và tội phạm miền Trung, Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Đội kiểm soát ma túy (Cục Hải Quan tỉnh) và Trạm CSGT Đakrông (Công an tỉnh), Công an huyện Hướng Hóa tiến hành tuần tra trên Quốc lộ 9 đã kiểm tra, phát hiện trên 1 xe ô tô cất giấu 210 chai rượu ngoại nhâp lậu với tổng trị giá khoảng 200 triệu đồng. Toàn bộ số hàng này được phát hiện không rõ nguồn gốc xuất xứ và giấy tờ hợp lệ.

Hàng năm, trong chuyên đề và kế hoạch về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp tế, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đều xác định rượu, bia, nước giải khát là mặt hàng trọng điểm và chỉ đạo các lực lượng chức năng địa phương phối hợp chặt chẽ để kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn hành vi vi phạm như: Tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất rượu giả, rượu kém gia tăng  chất lượng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, hành vi buôn bán kinh doanh rượu nhập lậu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không dán tem rượu nhập khẩu, tem rượu sản xuất trong nước bằng cách: Kiểm tra tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các địa điểm kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, quán bar, vũ trường… Ngoài ra, tăng cường truyên truyền giáo dục vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại cam kết không sản xuất bia - rượu - nước giải khát giả, kém chất lượng; đặc biệt, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức bao che, tiếp tay hoặc làm ngơ cho các đối tượng vi phạm buôn lậu, sản xuất kinh doanh mặt hàng trọng điểm này.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.