Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng giá điện 8,36%, EVN thu về 20.000 tỷ đồng

Bắt đầu từ ngày hôm nay, ngày 20/3/2019, giá điện đã chính thức tăng thêm 8.36%.

Tại cuộc họp báo chiều 20/3 về điều chỉnh giá điện năm 2019, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, giá điện tăng 8,36% trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). 

Bộ này đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát các thông số đầu vào ở tất cả khâu, phân bổ chênh lệch tỷ giá còn treo... tính toán giá điện 2019. "Phương án giá điện đã được xây dựng theo nhiều kịch bản khác nhau, trong đó có kịch bản tăng 8,36%", ông Tuấn thông tin. Mức điều chỉnh này cũng đã nhận được sự đồng ý về chủ trương của Chính phủ. 

Trên cơ sở giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh, giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện được xây dựng theo cơ cấu biểu giá tại Quyết định 28/2014. "Do cơ cấu tiêu thụ điện thay đổi, giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện được điều chỉnh +- 2% so với tỷ lệ được quy định", ông Tuấn nói thêm.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn chia thành 6 bậc thang với giá cao nhất 2.927 đồng một kWh nếu sử dụng trên 400 kWh và thấp nhất 1.678 đồng một kWh. Các mức giá này chưa gồm thuế VAT.

Còn giá bán lẻ cho các hộ ngành sản xuất được chia theo giờ (bình thường, thấp điểm và cao điểm) và cấp điện áp dưới 6 kV, 22 kV và 110 kV.

Về tác động tăng giá bán lẻ điện tới các hộ dùng điện, ông Tuấn cho biết, tiền điện trả thêm mỗi tháng của khách hàng sinh hoạt dùng dưới 50 kWh là 7.000 đồng một tháng. Dùng từ 50 đến 100 kWh sẽ phải trả thêm 14.000 đồng; dùng tới 200 kWh trả thêm 31.600 đồng; và 400 kWh trả thêm 77.200 đồng. 

Với đối tượng khách hàng kinh doanh, Cục Điều tiết điện lực tính toán, mỗi hộ sẽ phải trả thêm bình quân 500.000 đồng mỗi tháng khi giá điện tăng. Còn với hơn 1,4 triệu hộ khách hàng sản xuất thì số tiền bình quân phải trả gần 12,4 triệu đồng, tăng thêm xấp xỉ 870.000 đồng một tháng.

Về tác động tới tăng trưởng, chỉ số giá tiêu dùng, Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê tính toán, với mức tăng giá điện 8,36% thì sẽ làm giảm 0,22% GDP, và chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng 0,29%. "Giá điện tăng 8,36% thì CPI năm 2019 khoảng 3,3-3,9%, vẫn đảm bảo dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội", ông Tuấn nhấn mạnh.

Tăng giá điện 8,36%, EVN thu về 20.000 tỷ đồng - Hình 1

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) chủ trì buổi họp báo

Cũng tại buổi họp báo, ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tập đoàn này dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện 8,36% từ ngày 20/3. Toàn bộ số tiền này sẽ được EVN chi trả cho các đối tác cung cấp khí, than, nhà máy điện bán cho EVN... đáng lý phải trả cách đây 2 năm nhưng đã bị treo lại.

"Chúng tôi gần như là người trung gian đi thu và trả cho các đối tác cung cấp than, khí, nhà máy điện bán cho EVN...", ông Tri nói.

Bóc tách số liệu cụ thể, Phó tổng giám đốc EVN thông tin, số tiền chi trả cho đối tác bán than cho điện là 7.000 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá khí trong bao tiêu 6.000 tỷ; chênh lệch tỷ giá của nhà máy điện ngoài EVN khoảng 3.825 tỷ đồng. Riêng số tiền 6.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá khí trong bao tiêu sẽ được thu về ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn khoản thanh toán bổ sung chi phí mua dầu, chênh lệch mua điện tăng lên... 

Tổng chi phí thanh toán mà EVN phải trả khoảng 21.000 tỷ đồng. Như vậy ngành điện vẫn bị âm khoảng 1.000 tỷ đồng nếu chi trả hết các đối tác. "Khoản tiền này EVN phấn đấu giảm chi phí để tiết kiệm và sẽ được đưa vào năm 2019", ông Tri nói thêm. 

Cũng theo ông Tri, năm 2018 nhờ EVN có lãi nên đã xử lý được 4.500 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá từ các năm trước, giảm bớt gánh nặng điều chỉnh giá bán lẻ điện lần này.

Trước đó vào đầu tháng 3, Bộ Công Thương đã thông tin về việc dự kiến sẽ điều chỉnh giá điện vào cuối tháng. "Nếu tính đầy đủ các chi phí đầu vào thì lần điều chỉnh này phải ở mức gần 10%, nhưng cân đối yếu tố vĩ mô thì chọn mức tăng 8,36%", một Thứ trưởng Công Thương cho biết.

 Linh My

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Đảm bảo không để xảy ra hiện tượng quá tải ở các trường học
Hà Nội: Đảm bảo không để xảy ra hiện tượng quá tải ở các trường học

Nhằm bảo đảm các điều kiện tổ chức công tác tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2024-2025 nghiêm túc, chính xác, công bằng, khách quan, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tham mưu UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025...

Nghệ An phê duyệt Khu đô thị gần 700 ha tại Diễn Châu
Nghệ An phê duyệt Khu đô thị gần 700 ha tại Diễn Châu

Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 có diện tích là 686,52ha; niên độ quy hoạch từ năm 2023 đến năm 2040...

Hiệu quả từ Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp
Hiệu quả từ Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Sau 5 năm triển khai, Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã hỗ trợ 78 mô hình kinh doanh tại tỉnh Hoà Bình và Lào Cai. Trong đó, hơn 50 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai đã được nâng cao năng lực về quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, tiếp thị bán hàng, tham gia các hội chợ thương mại, mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh.

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của Dự thảo Luật Việc làm
Một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của Dự thảo Luật Việc làm

So với Luật Việc làm năm 2013, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) - do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn...

Thừa Thiên Huế: Siết chặt quản lý thuế kinh doanh xây dựng, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh
Thừa Thiên Huế: Siết chặt quản lý thuế kinh doanh xây dựng, chuyển nhượng BĐS ngoại tỉnh

Ngày 15/3/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND tăng cường các giải pháp khai thác nguồn thu, quản lý tốt nguồn thu từ các đơn vị có trụ sở chính khác địa bàn tỉnh, nhưng có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh...

Thái Bình tiếp tục đón dòng vốn đầu tư lớn
Thái Bình tiếp tục đón dòng vốn đầu tư lớn

Chín dự án với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng - được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, ngay trong Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.