Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt mức 6,5% trong năm nay

Đây là con số dự báo đưa ra trong báo cáo “Triển vọng kinh tế Việt Nam và dự báo trong năm 2023-2024”  vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB công bố sáng 4/4 tại Hà Nội.

Trong báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á” công bố ngày 4/4, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay. Việc các hạn chế do đại dịch COVID-19 tiếp tục được nới lỏng, đặc biệt tại Trung Quốc, được kỳ vọng sẽ  thúc đẩy tiêu dùng, du lịch và đầu tư.

Các nền kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay và năm sau so với 4,2% của năm ngoái.  Trong khi đó, lạm phát của khu vực sẽ giảm dần về mức trước đại dịch, mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các nền kinh tế.

Trong nước, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng, với mức tăng gần như mạnh nhất trong khu vực châu Á trong năm 2022. Điều này đạt được là do 2 yếu tố chính, đó là tăng trưởng tương đối đồng đều trên tất cả các cực tăng trưởng, đặc biệt là thương mại, đầu tư và tiêu dùng trong nước; cùng với môi trường kinh tế vĩ mô ổn định khi Việt Nam thực hiện linh hoạt chính sách tiền tệ. “Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% như Chính phủ đã đề ra”, ADB dự báo.

Tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt mức 6,5% trong năm nay
Tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt mức 6,5% trong năm nay.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho biết: Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần có 3 đột phá chính. Thứ 1 là đầu tư công; năm nay đầu tư công khác với mọi năm vì khối lượng đầu tư rất lớn. Đến năm 2023, theo kế hoạch Việt Nam sẽ giải ngân tương đương gần 30 tỉ USD. Đây là mức rất lớn nhưng sẽ tạo đột phá mạnh. Điều này có thể góp 1% vào mức tăng trưởng GDP. Thứ 2 là việc chuyển hướng chính sách của Việt Nam, từ thắt chặt kiểm soát lạm phát sang hỗ trợ tăng trưởng, rất quan trọng. Cuối cùng là sự mở cửa của Trung Quốc. Hầu hết các lĩnh vực chủ chốt của Trung Quốc từ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đều tăng trưởng manh. Điều này hỗ trợ phục hồi của Việt Nam rất tốt".

“Những rủi ro bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong đó có thể kể đến tình hình kinh tế suy thoái với những biến động trong hệ thống ngân hàng trên thế giới, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn đang có xu hướng diễn ra ở các nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể kể đến căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu, thể chế chính sách…”, ADB đánh giá.

Theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam khẳng định: Trong bối cảnh này, ADB vẫn giữ nguyên lòng tin vào sự phát triển của Việt Nam.

"Hiện ADB đang có dự án đầu tư tại 1 số ngân hàng của Việt Nam và đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy những rủi ro nào mang tính hệ thống nào. Tương lai chúng tôi đang đưa ra những chiến lược mới để hỗ trợ tăng trưởng tại Việt Nam, giúp các bạn chuyển sang kinh tế xanh, thúc đẩy lĩnh vực tư nhân, đảm bảo công bằng xã hội. ADB luôn sẵn sàng đưa ra các khoản vay để hỗ trợ VIệt Nam, và tôi nghĩ các đối tác phát triển lớn khác của Việt Nam cũng có chung quan điểm này", ông Andrew Jeffries cho hay.

Theo Nhà kinh tế trưởng Albert Park, cải thiện tiêu dùng và đầu tư đang thúc đẩy sự phục hồi ở nhiều nền kinh tế trong khu vực, bù đắp tác động của giá lương thực và năng lượng tăng cao do cuộc xung độ tại Ucraina và những cơn gió ngược toàn cầu khác. “Việc Trung Quốc chấm dứt chính sách Zero COVID và mở cửa lại nền kinh tế đã làm gia tăng triển vọng kinh tế khu vực. Nhu cầu đối với hàng hoá sản xuất và dịch vụ được vực dậy. Du lịch và kiều hối có xu hướng tăng lên. Ở nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, lượng khách du lịch đang dần cải thiện theo mức trước đại dịch. Các điều kiện thị trường tài chính cũng được cải thiện từ cuối năm ngoái”, Nhà kinh tế trưởng Albert Park nói.

Nhà kinh tế trưởng Albert Park nhấn mạnh: “Tác động của những căng thẳng địa chính trị đối với thương mại và chuỗi cung ứng, cùng với những hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ là những cơn gió ngược đe doạ triển vọng tăng trưởng của châu Á. Để đối phó với những thách thức này, nên các chính phủ trong khu vực cần tập trung vào các chính sách hỗ trợ hợp tác và hội nhập mạnh mẽ hơn để thúc đẩy thương mại, đầu tư, năng suất và khả năng phục hồi”.

Với việc dỡ bỏ chiến lược “Không COVID” (Zero COVID) vào tháng 12 năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay và 4,5% vào năm 2024, so với mức tăng trưởng 3% vào năm 2022. Trong khi đó, Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm nay và 6,7% trong năm sau do nhu cầu nội địa được cải thiện. Hoạt động du lịch và nhu cầu nội địa tăng mạnh mẽ đang thúc đẩy các nền kinh tế Đông Nam Á như Indonesia, Philippines và Việt Nam, với tăng trưởng dự báo đạt 4,7% trong năm nay và 5% vào năm 2024. Lạm phát khu vực sẽ giảm tốc xuống 4,2% vào năm 2023 và 3,3% vào năm 2024 sau khi đạt 4,4% vào năm ngoái. 

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Long An có 36 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Long An có 36 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

UBND tỉnh Long An đã có quyết định phê duyệt phương án xét tốt nghiệp THCS năm học 2023 - 2024 và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Phải có các giải pháp mạnh nhằm hạ tỷ giá và hạn chế chênh lệch lãi suất USD
Phải có các giải pháp mạnh nhằm hạ tỷ giá và hạn chế chênh lệch lãi suất USD

Theo chuyên gia kinh tế, trong quý II và các quý tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước phải có các giải pháp mạnh hơn nhằm hạn chế chênh lệch lãi suất USD và VND như bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá.

ĐẠI TƯỚNG, GS.TS TÔ LÂM: Cần đặc biệt chú ý đến yếu tố "lòng dân", "thế trận lòng dân"
ĐẠI TƯỚNG, GS.TS TÔ LÂM: Cần đặc biệt chú ý đến yếu tố "lòng dân", "thế trận lòng dân"

Theo đồng chí Đại tướng, GS.TS Tô Lâm: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “mốc vàng” chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn chặt với nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân để tạo thành thế trận tổng hợp vững mạnh đem đến thắng lợi trong chiến dịch này có giá trị hết sức to lớn và có ý nghĩa trường tồn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, các cấp hội phụ nữ ở Hà Nội đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ, "tạo hình" cờ đỏ sao vàng và con số 70 lịch sử. Với sự sáng tạo và luyện tập miệt mài, phụ nữ Thủ đô đã tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng để kỷ niệm ngày trọng đại này.

Cấp thiết mở rộng cao tốc đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành
Cấp thiết mở rộng cao tốc đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.