Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tập đoàn của Bầu Hiển muốn mua Cảng Quảng Ninh

Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển là cái tên đầu tiên bày tỏ

Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển là cái tên đầu tiên bày tỏ tham vọng muốn thay thế Nhà nước nắm giữ toàn bộ cổ phần tại cảng lớn thứ hai miền Bắc.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa chính thức báo cáo Bộ Giao thông vận tải phương án chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của Vinalines tại Công ty cổ phần cảng Quảng Ninh.

Động thái này diễn ra chỉ một tháng sau khi Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc bán phần vốn hiện có của Nhà nước tại đây cho nhà đầu tư nội.

Theo đề án mới này, Vinalines đề xuất thoái toàn bộ hơn 49 triệu cổ phần, tương đương trên 98% vốn điều lệ mà Nhà nước đang nắm giữ tại đây. Đây là động thái được cho là táo bạo bởi theo phê duyệt trước đó của Chính phủ, Cảng Quảng Ninh cùng 3 cảng khác là Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng là những cảng mà Nhà nước vẫn giữ 51% vốn điều lệ trở lên sau cổ phần hóa.

Tại tờ trình, Vinalines kiến nghị hai kịch bản thoái vốn: Một là đấu giá công khai tại Sở Giao dịch chứng khoán; hai là bán thỏa thuận trực tiếp trong trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua hoặc trường hợp được Thủ tướng cho phép bán thỏa thuận trực tiếp.

Dù với kịch bản nào đi nữa, nếu thoái toàn bộ vốn thì Vinalines dự kiến thu về ít nhất trên 490 tỉ đồng, một nguồn lực đáng kể bổ sung cho công cuộc tái cơ cấu tài chính đang khá chật vật.

Năm 2014, Cảng Quảng Ninh đã vượt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra hồi đầu năm. Ảnh: N.M.

Nếu như với Cảng Hải Phòng, Vinalines cho rằng sẽ khó đấu giá thành công nên đề xuất bán theo phương thức thỏa thuận trực tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài đến từ Oman thì tại Cảng Quảng Ninh, Tổng công ty nhận định việc đấu giá sẽ khả thi do việc thoái toàn bộ vốn sẽ hấp dẫn các đối tác.

“Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới chỉ có duy nhất nhà đầu tư trong nước đã làm việc với Vinalines và họ đã báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về việc tiếp quản toàn bộ phần vốn mà công ty mẹ đang đại diện” - nguồn tin của báo VnExpress từ doanh nghiệp này xác nhận.

Theo đó, nhà đầu tư nội sẵn sàng mua lại hơn 49 triệu cổ phần Nhà nước đang nắm giữ là Công ty cổ phần Tập đoàn T&T của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển, thường được biết đến với tên gọi Bầu Hiển.

T&T đã bày tỏ quan tâm đặc biệt đến Cảng Quảng Ninh từ gần một năm qua khi đã nhiều lần làm việc với Vinalines cũng như trực tiếp tìm hiểu hoạt động kinh doanh của cảng biển lớn thứ hai tại miền Bắc.

Hơn 5 tháng trước, Bầu Hiển đã có văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải chính thức đề nghị được nhận chuyển nhượng 100% cổ phần Nhà nước tại Cảng Quảng Ninh.

Quyết tâm này được tái khẳng định hồi tháng trước khi ông chủ T&T và Ngân hàng SHB muốn thay thế Nhà nước làm cổ đông chi phối tại đây dưới hình thức chỉ định, đồng thời cam kết phát triển kinh doanh cảng theo đúng định hướng của cơ quan quản lý.

Việc đang là đối tác duy nhất đến thời điểm này giúp T&T được cho là có nhiều lợi thế để trở thành cổ đông chi phối Cảng Quảng Ninh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, một khi phương án thoái toàn bộ vốn, trong đó có hình thức đấu giá công khai được thông qua thì khả năng công ty của Bầu Hiển có thêm đối thủ là điều rất dễ xảy ra.

“Chủ trương Nhà nước rút toàn bộ vốn tại một cảng lớn và có tiềm năng phát triển như Quảng Ninh rõ ràng quá hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi. Thêm vào đó, số vốn trên dưới 500 tỷ đồng để thay thế vai trò cổ đông chi phối cũng không phải là bài toán tài chính quá lớn với các tập đoàn trong nước” - một chuyên gia bình luận.

Trong phương án cổ phần hóa Cảng Quảng Ninh được Bộ chủ quản phê duyệt hồi đầu năm 2014, Nhà nước sẽ nắm giữ 75% vốn điều lệ. Số cổ phần bán ra ngoài và ưu đãi cho cán bộ nhân viên là 25%. Dù vậy, sau đợt IPO tháng 5 năm ngoái, tỷ lệ cổ phần bán công khai ế nặng và rút cuộc Nhà nước vẫn đang nắm hơn 98% cổ phần.

Dù IPO thất bại, song năm qua hoạt động kinh doanh của Cảng Quảng Ninh vẫn rất khả quan khi tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt khoảng 6,5 triệu tấn, đem về doanh thu 316 tỷ đồng và lợi nhuận 12 tỷ đồng.

Vnexpress

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 1/5: Tiếp tục đi ngang
Giá lúa gạo hôm nay 1/5: Tiếp tục đi ngang

Hôm nay 1/5, giá lúa gạo không có biến động so với hôm qua. Thị trường giao dịch ổn định.

Bình Định: Đề xuất chấm dứt hoạt động dự án Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại
Bình Định: Đề xuất chấm dứt hoạt động dự án Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định đang tiến hành các thủ tục đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương để chấm dứt hoạt động dự án Khu vui chơi giải trí đầm Thị Nại theo quy định.

Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp của Bộ Công Thương có gì mới?
Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp của Bộ Công Thương có gì mới?

Theo báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến ngày 25/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị về dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).

CEO Ford Jim Farley kỳ vọng thay đổi trong mảng Model e giúp Ford vực dậy được doanh thu mảng xe điện
CEO Ford Jim Farley kỳ vọng thay đổi trong mảng Model e giúp Ford vực dậy được doanh thu mảng xe điện

Báo cáo kinh doanh quý đầu năm 2024 của Ford cho biết, hãng đã bán được 10.000 chiếc xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của Model e - mảng xe điện theo đó cũng tụt dốc không phanh tới 84%, xuống còn mức 100 triệu USD.

Doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5 của TP. Hồ Chí Minh ước đạt trên 3.230 tỷ đồng
Doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5 của TP. Hồ Chí Minh ước đạt trên 3.230 tỷ đồng

Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Thành phố thu hút khoảng 325 nghìn lượt du khách đến tham quan, giải trí, giúp doanh thu của ngành du lịch Thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

MWG báo lãi ròng hơn 902 tỷ đồng
MWG báo lãi ròng hơn 902 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính quý 1/2024, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) ghi nhận doanh thu thuần 31.486 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.