Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tháng 10 ước tính xuất siêu 2,27 tỷ USD

Tháng 10/2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,27 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 24,9 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,3 tỷ USD.

Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang chậm lại, đặc biệt là từ hai thị trường hàng đầu của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU, lượng đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại từ tháng Chín nên kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 10 ước tính tăng không nhiều so với tháng trước đó.

 Trong tháng 10/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 58,27 tỷ USD, ước tính tăng 0,1% so với tháng trước (đạt 58,21 tỷ USD) và chỉ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 15,9%; nhập khẩu tăng 12,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 tăng 1,5% so với tháng trước

Tháng 10/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 30,27 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 7,55 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng trước nhưng giảm gần 5% so với so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 22,7 tỷ USD, giảm 0,7% so với tháng trước nhưng tăng 8% so với cùng kỳ. 

Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 312,8 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 80,36 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 232,46 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 74,3%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn là động lực trong tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước khi chiếm tỷ trọng 86% tổng xuất khẩu cả nước; xuất khẩu nhóm hàng nông sản, lâm thủy sản chiếm 8,2%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,2%. Cụ thể như sau:

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 25,8 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước trở thành điểm sáng trong xuất khẩu chung của cả nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước do các thị trường xuất khẩu hiện đều có nhu cầu cao đối với thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu cà phê đạt 3,2 tỷ USD, tăng 33,4% về trị giá xuất khẩu và tăng 10,6% về lượng so với cùng kỳ năm trước; Xuất khẩu gạo đạt 2,9 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 7,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 10 tháng tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 269,5 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.

Trong nhóm hàng này, xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 10% như: Phân bón các loại tăng 153%;  hóa chất, tăng 40,8%; sản phẩm hóa chất tăng 31,2%; Túi sách, vali, mũ, ô dù tăng 39,4%; Hàng dệt và may mặc tăng 22%; Giầy, dép các loại tăng 41%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 14%; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 35%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 28%; Dây điện và cáp điện tăng  14%; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 14%; Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 49%; sản phẩm từ sắt thép tăng 23%; đá quý và kim loại tăng 38,8%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 39%.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản trong 10 tháng năm 2022 mặc dù có xu hướng chậm lại nhưng tiếp tục là nhóm hàng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao do giá các mặt hàng này tăng cao (xuất khẩu than đá tăng 100,7%; dầu thô tăng 19%; xăng dầu các loại tăng 35,8%).

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 93,4 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 29,8% tổng KNXK cả nước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch XK ước đạt 46,9 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang thị trường EU ước đạt 39,4 tỷ USD, tăng 22,3%; xuất khẩu sang ASEAN ước đạt 28,9 tỷ USD, tăng 24%; xuất khẩu sang Hàn Quốc ước đạt 20,7 tỷ USD, tăng 15,4%; xuất khẩu sang Nhật Bản ước đạt 19,8 tỷ USD, tăng 22%.

Kim ngạch nhập khẩu giảm 1,4% so với tháng trước

Tháng 10/2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 28 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước nhưng tăng 7,1% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, giảm 1,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,5 tỷ USD, giảm 1,2%.  

Tính chung 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 105 tỷ USD, tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 198 tỷ USD, tăng 12%.

Trong 10 tháng năm 2022, nhóm hàng cần nhập khẩu đạt 269 tỷ USD, chiếm 88,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 12,2% so với cùng kỳ; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 18,6 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 100,67 tỷ USD tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc ước đạt 52,8 tỷ USD, tăng 16,9%; ASEAN ước đạt 39 tỷ USD, tăng 17%; Nhật Bản ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 8,3%; EU ước đạt 12,6 tỷ USD, giảm 9,5%; Hoa Kỳ ước đạt 12,3 tỷ USD, giảm 4,5%.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Đồng bào các dân tộc Tây Bắc với Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử
Đồng bào các dân tộc Tây Bắc với Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử

Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc ngay trên mảnh đất quê hương.

VN-Index hôm nay: Chưa có dấu hiệu tăng điểm, nhà đầu tư thận trọng khi mua và bán cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Chưa có dấu hiệu tăng điểm, nhà đầu tư thận trọng khi mua và bán cổ phiếu

VN-Index đang test lại ngưỡng hỗ trợ 1.180 – 1.200 điểm, nhưng chưa có tín hiệu đảo chiều tăng điểm. Vì vậy, nhà đầu tư thận trọng khi mua và bán cổ phiếu.

Kinh doanh trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, một cơ sở bị xử phạt 16,5 triệu đồng
Kinh doanh trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, một cơ sở bị xử phạt 16,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một vụ kinh doanh trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, với vi phạm nói trên, Hộ kinh doanh Chín Thức ở Gia Lai đã bị xử phạt 16,5 triệu đồng.  

Dự báo thời tiết ngày 19/4: Miền Bắc nắng nóng mở rộng
Dự báo thời tiết ngày 19/4: Miền Bắc nắng nóng mở rộng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 19/4, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên và Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ.

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 19/4, giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp giảm nợ xấu vay tiêu dùng
Chuyên gia trao đổi các giải pháp giảm nợ xấu vay tiêu dùng

Hiện nay, Việt Nam có 15 công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, đang hoạt động. Dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính khoảng 138,8 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 5% dư nợ tín dụng tiêu dùng toàn hệ thống. Nợ xấu tăng mạnh, tạo áp lực cho các công ty tài chính.