Theo đó, mười Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia mới được công nhận gồm: nghề dệt thổ cẩm của người M“Nông ở xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập), xã Đăk Nhau, xã Đồng Nai, xã Thọ Sơn, xã Phú Sơn (huyện Bù Đăng) của tỉnh Bình Phước; lễ hội Chùa Bà – Cảng thị Nước Mặn (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định); lời nói vần của người Ê Đê (huyện Cư M”gar, tỉnh Đắk Lắk); lễ mừng thọ của người M’Nông (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk); lễ Đại Phan của người Sán Dìu (tỉnh Tuyên Quang); nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang; nghề làm tàu hũ ky (xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).
Cùng với đó là lễ hội đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), lễ hội Mường Xia (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn), hát sắc bùa của người Mường (huyện Ngọc Lặc) của tỉnh Thanh Hoá.
Được biết, Lễ hội Bà Triệu được tổ chức tại xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) vào các ngày 20 đến 23/2 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tới vị anh hùng Triệu Thị Trinh, người đã lãnh đạo quần chúng Nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô năm 248.
Lễ hội Mường Xia gắn với đền thờ Tư Mã Hai Đào ở xã Sơn Thủy (Quan Sơn), được tổ chức vào các ngày 15 và 16/3 âm lịch. Đây là sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng độc đáo, được tiếp nối, trao truyền qua nhiều thế hệ người Thái, Mường Xia, Quan Sơn.
Lê Nam