Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc Gia bão số 4 sẽ đi vào vịnh Bắc Bộ. Hồi 4 giờ ngày 16/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái 210 km, cách Thái Bình 320km, cách TP Vinh 450km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110km tính từ tâm bão.

Theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, khu vực tỉnh Thanh Hóa từ đêm 15/ 8 đến các ngày 18, 19/8 sẽ có mưa, mưa rào, mưa to và dông; riêng các ngày 16, 17/ 8 nhiều nơi có mưa to đến rất to.

Tổng lượng mưa cả đợt có khả năng đạt từ 150 - 300 mm, có nơi hơn 300 mm. Từ ngày 16 đến 20 - 8 trên các sông trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3.0 đến 6.0 m; đỉnh lũ trên thượng nguồn sông Mã có khả năng ở mức BĐI-BĐII, hạ lưu sông Mã và sông Chu dưới mức BĐI, trên các sông nhỏ mức BĐII-BĐIII. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở khu vực miền núi. 

 Thanh Hóa: Công điện khẩn về ứng phó bão số 4 - Hình 1

Để phòng tránh bão các tàu thuyền đã được đưa về neo đậu an toàn

Để chủ động ứng phó bão số 4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các sở, ban ngành cấp tỉnh; Giám đốc các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Công ty Điện lực Thanh Hóa khẩn trương triển khai thực hiện các công việc sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó có hiệu quả, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan.

Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Tổ chức, hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn, tuyệt đối không để người ở lại trên các tàu thuyền, lông bè và chòi canh nuôi trồng thủy sản, các công việc trên phải hoàn thành xong trước 18 giờ ngày 16/8/2018.

Chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản đối với các hoạt động du lịch và lồng bè, ao nuôi trồng thủy, hải sản ven biển và trên đất liền.

Chỉ đạo hướng dẫn người dân chắng chống nhà cửa, biển quảng cáo, chặt tỉa cành cây; triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình công cộng, bến cảnh khu công nghiệp ven biển, các dự án đang thi công, kho tàng.

Các huyện miền núi kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thông báo cho người dân chủ động để tránh và kiên quyết sơ tán dân ra khu vực nguy hiểm. Tổ chức cắm biển cảnh báo và tuần tra canh gác các khu vực ngầm tràn, đường bị ngập sâu, khu vực sạt lở, nghiêm cấm vớt củi khô khi có lũ.

Chủ động nướ đệm, chống úng khu vực đô thị, dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Ngành điện lực ưu tiên cấp điện cho tất cả các trạm bơm tiêu, cống tiêu, đồng thời ra soát, sẵn dáng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền tải điện.

Liên tục cập nhật tình hình, tính toán phương án vận hành hồ chứa và căn cứ tình hình thực tế để chỉ đạo phù hợp. Đối với các hood xung yếu có cửa van, điều tiết hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn, riêng hồ Cửa Đạt yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Sông Chu theo dõi chặt chẽ lượng mưa về hồ để uyqqte định vận hành xả nước hồ xuống dưới cao trình (+105)m. Chủ hồ bố trí lực lượng thường trực tại hồ để chủ động xử lý kịp thời khi có tình huống.

Kiểm tra, triển khai các biện pháp gia cố đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu, do sự cố mưa lũ trước chưa được khắc phục. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

Tăng cường công tác tuyên truyền về diễn biến của bão, công tác ứng phó và kỹ năng phòng chống bão, lũ để người dân biết, thực hiện, tránh chủ quan. Hoãn tất cả các cuộc họp, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai ứng phó bão số 4.

Các đồng chí thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh xuống các địa bàn được phân công phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi công tác ứng phó, khắc phục thiên tai. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Theo báo cáo từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh có 7.443 phương tiện nghề cá với 27.747 lao động (tính đến ngày 10/8/2018). Tính đến chiều tối ngày 15/8, có 7.328 phương tiện/27.513 lao động đã vào nơi tránh, trú bão an toàn. 

Thuấn Nguyễn