Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Theo tổng hợp của Sở Công Thương, hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa đã quy hoạch được 91 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.382,66 ha. Trong đó, khu vực đồng bằng có 48 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.775,76 ha; khu vực ven biển có 19 cụm công nghiệp với tổng diện tích 743,2 ha; khu vực miền núi có 24 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 863,7 ha.

Trong số cụm công nghiệp đã được quy hoạch phát triển, hiện đã có 38 cụm công nghiệp đã được thành lập, tổng diện tích 1.398,54 ha, với tổng nguồn vốn đầu tư lũy kế đến nay đạt khoảng 1.666 tỷ đồng.

Có 5 cụm công nghiệp đã cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng theo giai đoạn, đủ điều kiện cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất; 5 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng; 7 cụm công nghiệp đang hoàn thành các; 13 cụm công nghiệp đang hoàn chỉnh thủ tục đầu tư, đang chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa; 4 cụm công nghiệp mới thành lập và 4 cụm công nghiệp đang chậm tiến độ.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tập trung giải quyết một số vấn đề như: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa còn khó khăn; khối lượng hồ sơ, thủ tục đầu tư nhiều nên tiến độ đầu tư chậm; xem xét điều chỉnh giá đất tại các cụm công nghiệp cho phù hợp với thực tế; một số cụm công nghiệp xin bổ sung ngành nghề để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp...

Đối với các cụm công nghiệp còn vướng mắc về thủ tục đầu tư về giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch... tỉnh Thanh Hoá cũng yêu cầu UBND các địa phương tập trung, phối hợp với chủ đầu tư tích cực hoàn thành, báo cáo UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền. Để các Cụm công nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự án được giao, rút ngắn tối đa thời gian, sớm đưa cụm công nghiệp đi vào hoạt động.

Hoài Thu