Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa đổi mới, đa dạng hóa các tuyến tham quan gắn với Di sản Thành Nhà Hồ

Để khai thác và phát huy giá trị độc đáo của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, mục tiêu xây dựng sản phẩm du lịch là hình thành tổ hợp dịch vụ độc đáo, gắn với tài nguyên vốn có mang đặc trưng riêng biệt của vùng đất và con người Tây Đô. Du khách đến với Thành Nhà Hồ được đón tiếp, phục vụ tham quan, được hướng dẫn, hiểu và tiếp thu được lịch sử, kiến trúc của tòa thành và văn hóa lối sống của địa phương qua các giai đoạn lịch sử.

Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

Năm 2011, Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là một sự kiện quan trọng cho thấy tầm vóc của di tích đã vươn xa khỏi phạm vi tỉnh Thanh Hóa, của Việt Nam, trở thành một di sản của nhân loại.

Xuất phát từ nhu cầu thiết thực cần được đổi mới các sản phẩm du lịch để hài lòng khách tham quan, trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ban, ngành có liên quan, cùng với sự đoàn kết, cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, hoạt động du lịch nơi đây đã có những đổi mới, đáp ứng tốt nhu cầu của khách tham quan.

Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đã và đang được triển khai trong khu vực di sản, được du khách yêu thích. Hiện nay, trung tâm đã đưa vào khai thác trưng bày “không gian văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô”, với mục đích trưng bày và giới thiệu đến công chúng, nhất là thế hệ trẻ hiểu hơn về nông cụ canh tác truyền thống, về đời sống mộc mạc, chân chất cùng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người nông dân; về những sinh hoạt văn hóa dung dị, thuần phát của con người, của làng quê truyền thống, qua đó góp phần chung tay gìn giữ những di sản vật chất, tinh thần của tiền nhân.

Ngoài phòng trưng bày bổ sung các di vật, hiện vật liên quan đến vương triều Hồ, cuộc khai quật, khảo cổ học trong khu vực nội thành Thành Nhà Hồ đã có được nhiều kết quả quan trọng, góp phần minh chứng giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Những hiện vật thu được từ cuộc khai quật, khảo cổ học đã tự mình nói lên câu chuyện văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển của kinh thành Tây Đô.

Để tiếp nối và phát huy những giá trị bất biến từ những hiện vật khai quật được, đồng thời đem những giá trị đó đến gần hơn với cộng đồng và công chúng, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã đưa vào khai thác “không gian trưng bày hiện vật ngoài trời”, trưng bày “mô hình súng thần công và những cải cách của triều Hồ”, khai thác “không gian trưng bày đá xây thành” làm điểm check-in mới tại cổng Nam.

Tổ chức các chương trình giáo dục di sản cho các em học sinh trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử của dân tộc, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, trong tuổi trẻ học đường thông qua các hoạt động học tập và vui chơi lành mạnh, góp phần định hướng lối sống đẹp, ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của địa phương, quê hương, đất nước.

Đặc biệt khi đến thăm Di sản Thành Nhà Hồ, du khách được lựa chọn các tuyến điểm tham quan mới bằng dịch vụ xe điện. Hiện nay trung tâm đã và đang đưa các di tích phụ cận trong vùng đệm vào chương trình tham quan tại di sản với việc xây dựng 04 tuyến tham quan như: tuyến 1: Thành Nhà Hồ - về miền di sản; tuyến 2: Thành Nhà Hồ - và các làng truyền thống; tuyến 3: Thành Nhà Hồ - tâm linh vùng đệm; tuyến 4: Thành Nhà Hồ - di tích và thắng cảnh vùng đệm.

Bởi lẽ đây là khu vực chứa đựng tất cả các yếu tố văn hóa, góp phần tạo nên tính hoàn chỉnh cho một kinh thành, với các công trình tín ngưỡng, đình miếu, các ngôi làng truyền thống, những con đường cổ, khu chợ, bến sông, các thắng tích gắn liền với những câu chuyện lịch sử, dã sử, các thắng cảnh thiên nhiên nước lạc non bồng... từ đó giúp du khách có cái nhìn trực quan nhất về đất và con người Tây Đô.

Thực tế cho thấy việc đổi mới đa dạng hóa các tuyến tham quan gắn với đặc trưng của Di sản thế giới Thành Nhà Hồ thời gian qua đã thu được nhiều thành công bước đầu, góp phần làm thay đổi về cơ bản nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương khi đến tham quan Di sản Thành Nhà Hồ.

Tại đây du khách được trải nghiệm nhiều không gian văn hóa đa dạng qua các sản phẩm trưng bày hiện vật, mô hình trưng bày khảo cổ học gắn với đặc trưng văn hóa của khu di sản cùng các tuyến tham quan không ngừng được mở rộng và tăng cường đến các điểm di tích, danh thắng, các làng truyền thống trong khu vực di sản. Bên cạnh đó, tư duy, nhận thức và trình độ chuyên môn của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của trung tâm được nâng cao đã đem lại sự hài lòng cho công chúng khi được đón tiếp, phục vụ chu đáo khi đến tham quan và trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại di sản.

Kết quả là, những năm qua, mỗi năm di sản đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm, trong 10 tháng năm 2023, trung tâm đã đón tiếp và giới thiệu về Di sản Thành Nhà Hồ cho 183.800 lượt khách, đạt 147% kế hoạch được giao trong năm 2023; so với cùng kỳ năm 2022 chiếm tỷ lệ 114,9%.

Trong đó, khách trong nước là 182.586 lượt, khách quốc tế là 1.214 lượt khách. Đối tượng du khách cũng đa dạng, phong phú hơn, không chỉ có đối tượng khách nội tỉnh, ngoại tỉnh mà khách quốc tế ngày càng tăng.

Có thể nói đổi mới, đa dạng hóa các tuyến tham quan gắn với đặc trưng của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ là việc làm sáng tạo, mang tính chiến lược, góp phần nâng cao vai trò vị thế của du lịch Thành Nhà Hồ trên bậc thang phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đó là tiền đề để Thành Nhà Hồ tiếp tục tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, phong phú đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

An Nhiên

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5 của các công ty chứng khoán.

[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên đang đón lượng lớn du khách tới tham quan.

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trung tâm Báo chí được thành lập góp phần bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự cho hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm.

Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia
Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Ngày 5/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Campuchia về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:        

Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024
Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024

Ngày 5/5, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Tiên Lãng tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024 và ngày Hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, nhân viên và thanh niên tình nguyện huyện.

Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Ngày 5/5, tại Nhà trưng bày triển lãm TP. Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025).