Ảnh minh họaẢnh minh họa

chống Theo đó, từ ngày 23/2/2019, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Thanh Hóa. Tính đến ngày 13/3/2020, dịch đã xảy ra tại trên 25,6 nghìn hộ, cơ sở chăn nuôi thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 161 trang trại. Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa buộc phải tiêu hủy trên 200 nghìn con lợn với tổng trọng lượng gần 14,4 nghìn tấn lợn.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ kịp thời đã khuyến khích người chăn nuôi tự giác khai báo dịch bệnh, tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch. Người chăn nuôi có kinh phí để tái đàn, khôi phục sản xuất sau dịch, đảm bảo an sinh xã hội.

Nhờ vậy, sau dịch, công tác tái đàn lợn của tỉnh Thanh Hóa đã đạt kết quả rất cao. Đến nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh tăng đáng kể và đạt gần 1,15 triệu con, bằng trên 96% tổng đàn lợn trước dịch.

Một số doanh nghiệp đã đầu tư và được chấp thuận chủ trương đầu tư chăn nuôi thời gian qua tăng nhanh trên địa bàn, dự kiến quý III/2020 đàn lợn của tỉnh sẽ tăng thêm 100.000 con.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, Thanh Hóa đã xuất bán ra khỏi địa bàn 48.000 con lợn thịt, 72.000 lợn con nuôi thương phẩm (trung bình khoảng 775 con/ngày). Số lượng lợn giết mổ tiêu thụ trên địa bàn tỉnh khoảng 324 nghìn con lợn (trung bình 1.800 con/ngày). Như vậy, từ đầu năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hóa xuất ra khỏi địa bàn cấp tỉnh và giết mổ tiêu thụ trong địa bàn tỉnh trung bình  2.575 con lợn/ngày.

Hoài Thu