Huyện Quảng Xương và huyện Nông Cống, Hà Trung... là vùng chiêm trũng nên hàng năm thường xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ. Sau những ngày mưa to kéo dài vừa qua đã biến những cánh đồng ở nơi đây thành một màu trắng xóa.
Ghi nhận tại xã Tân Khang, huyện Nông Cống, những đợt mưa lớn vừa qua đã gây ngập lụt hơn 200 hét ta lúa, trong đó có khoảng 136 hé ta lúa non và 64 hé ta lúa chét (lúa tái sinh). Để tránh thiệt hại nặng nề, nhiều cánh đồng lúa chét dù mới chắc xanh cũng được bà con gặt hái đem về nhà.
Bà con nông dân tranh thủ thu hoạch lúa chét
Có mặt tại cánh đồng lúa của ông Lê Xuân Thủy, xóm 5 xã Tân Khang, huyện Nông Cống. Nơi mà ông cùng mọi người đang nhanh tay gặt hái từng bó lúa để dành giật với thiên nhiên.
Ông Thủy cho biết: “Do mưa nhiều, nước dâng nhanh nên 3 hét ta lúa chét của gia đình tôi đã bị ngập chìm dưới nước. Tiếc của nên tôi đã thuê mướn người tranh thủ gặt non được tí nào hay tí đó”.
Mưa lớn kéo dài khiến hàng nghìn hét ta lúa non bị ngập úng
Ông Cao Bá Trịnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Khang cho biết: “Trong toàn xã có 380 ha lúa cấy mới và khoảng 60 ha lúa chét, hay còn gọi là lúa tái sinh. Tính đến thời điểm hiện tại mưa lớn đã gây ngập úng gần như toàn bộ đồng ruộng tại xã”.
“Để tránh tình trạng ngập úng gây thiệt hại nhiều cho hoa màu, chính quyền đã chủ động tháo các ống xả lũ, đồng thời huy động các hộ gia đình tiến hành đắp cao bờ và bơm nước ra khỏi đồng ruộng. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, vì mưa kéo dài, nước ở các nơi đổ về nên rất khó tiêu. Nếu tình trạng này kéo dài không chỉ gây thiệt hại về hoa màu mà các hộ dân sinh sống ở gần đấy cũng phải sơ tán” Theo ông Trịnh.
Nhiều địa phương bị cô lập trong nước lớn
Tại xã miền núi Luận Khê, huyện Thường Xuân có 12 thôn, đến thời điểm này đã bị chia cắt khiến cuộc sống, sinh hoạt và lưu thông của người dân bị đảo lộn. Nhiều cây cầu tràn trên địa bàn đã bị nước sông suối dâng cao nhấn chìm.
Không chỉ là một xã khó khăn của huyện Thường Xuân, Luận Khê vốn là xã có địa hình đồi dốc, dễ bị chia cắt khi mưa lũ đến.
Nguyễn Thuấn