Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hoá: Nhà thuốc Phúc Loan bán thuốc như… “bán rau” tại cổng chợ

Tại khu vực Chợ Nhì, huyện Yên Định (Thanh Hoá), cơ sở kinh doanh thuốc Phúc Loan có hoạt động bán thuốc tân dược lưu động ngay tại cổng chợ, một số sản phẩm thuốc có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng.

Lượng khách hàng của tiệm thuốc lưu động Phúc Loan khá đông.

Cẩn trọng với thuốc tân dược bán ở... chợ

Pháp luật về kinh doanh thuốc rất chặt chẽ, nhưng vì lợi nhuận vẫn có những cơ sở bất chấp các quy định của pháp luật để cố tình kinh doanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Thuốc tân dược là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người nên chỉ được bán ở những hiệu thuốc được ngành chức năng cấp giấy phép hành nghề. Để được mở cửa hàng bán thuốc, chủ nhà thuốc phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục, các điều kiện nghiêm ngặt, theo quy định của pháp luật.

Tuy vậy, tại chợ Nhì, xã Định Hoà, huyện Yên Định, vẫn tồn tại tình trạng thuốc tân dược bán lẻ được bày lưu động, nằm ven lối ra vào chợ. Theo phản ánh từ người dân, quầy thuốc lưu động này của nhà thuốc Phúc Loan.

Ngoài nhiều dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về cơ sở vật chất không đảm bảo, người bán thuốc cũng hội đủ “nhiều không”: Không niêm yết giá, không cần đơn thuốc của bác sĩ mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, bán thuốc theo yêu cầu của khách hàng chứ không bán thuốc theo đơn…

Từ thông tin do người dân, người tiêu dùng cung cấp, nhận thấy đây là hình thức kinh doanh có nhiều dấu hiệu trái quy định, có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng người bệnh, cần được chấn chỉnh các vi phạm (nếu có) nên phóng viên Thương hiệu & Công luận đã tìm hiểu thực tế để xác minh.

Qua quan sát, mỗi phiên chợ vào thời điểm buổi sáng, có một người phụ nữ trung tuổi, không mặc áo blouse, đẩy xe chứa đầy thuốc, thực phẩm chức năng… đứng bán ngay tại cổng chợ. Lượng khách hàng của tiệm thuốc lưu động này khá đông. Việc mua bán cũng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, dù người mua thì không hề mang theo (hoặc không có) đơn thuốc của bác sĩ.

jjjjj
Sau buổi bán, người bán đẩy xe hàng thuốc "giấu" vào một căn hầm nhỏ ngay cạnh cổng chợ.

Không cần đơn thuốc của bác sĩ, người bán và người mua trao đổi thuốc chữa bệnh như mua... bó rau. Cách bán hàng của “hiệu thuốc mini” này là bán thuốc theo nhu cầu người mua hoặc người mua trình bày tình trạng sức khỏe, chỉ cần vài câu nói về tình trạng bệnh, biểu hiện bệnh là người bán sẽ lấy các loại thuốc để điều trị. Thậm chí, tại đây, người bán còn tự “phối hợp” một số thuốc và cho vào túi nilông sẵn để bán cho người mua, thường là các chứng cảm cúm, ho, sốt...

Sau buổi chợ, người bán cất hàng bằng cách đẩy xe hàng thuốc vào một căn hầm nhỏ ngay cạnh cổng chợ, khoá cửa lại và đi về.

Người dân lo ngại về vấn đề các sản phẩm thuốc tại quầy không được bảo quản đảm bảo theo đúng quy định, nhất là khi thời tiết tại Thanh Hoá đang trong những đợt diễn ra tình trạng nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 42 độ. Liệu các sản phẩm thuốc có đảm bảo được chất lượng trong điều kiện bảo quản như thế này? 

Thuốc tân dược là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Việc kinh doanh sản phẩm này đòi hỏi các yêu cầu ngặt nghèo về địa điểm, trang thiết bị bảo quản, nhân sự, chuyên môn… Vì vậy, việc bày bán lưu động các loại thuốc tại chợ là trái quy định, tiềm ẩn nhiều rủi ro tới sức khỏe con người.

Điều 38 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP (Điều kiện bán lẻ thuốc lưu động)

1. Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động bao gồm: a) Cơ sở sản xuất thuốc; b) Cơ sở bán buôn thuốc; c) Cơ sở bán lẻ thuốc; d) Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Người bán lẻ thuốc lưu động phải là nhân viên của cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này và có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 13 của Luật dược.

3. Thuốc bán lẻ lưu động phải còn hạn dùng tối thiểu 06 (sáu) tháng và được bảo quản bằng các phương tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh, tránh tiếp xúc với mưa, nắng.

4. Tại nơi bán lẻ thuốc lưu động phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, họ tên người bán, địa bàn hoạt động.

5. Cơ sở chỉ được tổ chức bán lẻ thuốc lưu động sau khi nhận được Phiếu tiếp nhận văn bản thông báo bán lẻ thuốc lưu động của Sở Y tế và có trách nhiệm quản lý thông tin liên quan đến việc bán lẻ thuốc lưu động. Cơ sở phải hoạt động đúng địa bàn đã thông báo và bán thuốc thuộc danh mục do Sở Y tế công bố.

Cẩn trọng với các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cũng theo thông tin phản ánh từ người dân, tại quầy thuốc lưu động của cơ sở thuốc Phúc Loan đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tới sức khoẻ con người, khi đang bày bán các loại thuốc có nguồn gốc không rõ ràng, không rõ xuất xứ, nhiều sản phẩm không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt… có dấu hiệu là hàng trôi nổi, hàng lậu; thậm chí, có những loại thuốc đã hết hạn sử dụng.

Trong thời gian qua, trên phạm vi cả nước, đã có tình trạng người dân mua, sử dụng những loại thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, trong đó, nguy hiểm nhất là đã xảy ra các hiện tượng ngộ độc, dị ứng thuốc. Thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc có “thị trường tiêu thụ” mạnh nhất chính là ở những “tiệm thuốc” lưu động kiểu này, trong khi cơ quan quản lý chưa kiểm soát hết.

Với những thông tin, hình ảnh, video… thu thập và ghi nhận thực tế về những dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của cơ sở nhà thuốc Phúc Loan, phóng viên đã cung cấp thông tin đến UBND huyện Yên Định, Đội Quản lý thị trường số 8 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá để các cơ quan chức năng kiểm tra.

Qua trao đổi, bà Đồng Thị Liên- Phó Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện Yên Định cho biết:

Hiện toàn huyện có 156 quầy thuốc tân dược và đông y, trong đó có 145 cơ sở có giấy phép hoạt động và 11 cơ sở đã được thẩm định nhưng chưa được cấp phép. Với số lượng công việc quản lý trong lĩnh vực này rất rộng nên còn nhiều khó khăn trong việc quản lý trên địa bàn.

Từ thông tin phía phóng viên cung cấp, huyện sẽ nhanh chóng kiểm tra để xử lý và chấn chỉnh ngay các vi phạm (nếu có) của cơ sở kinh doanh nhà thuốc Phúc Loan. 

An Dương

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay 28/4: Tuần giảm
Tỷ giá USD hôm nay 28/4: Tuần giảm

Rạng sáng 28/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 14 đồng, hiện ở mức 24.246 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,06%, xuống mức 106,09.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Siết chặt vòng vây
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Siết chặt vòng vây

17h ngày 13/3/1954, cuộc tiến công của 55.000 quân, thuộc 5 đại đoàn của quân ta vào Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu.

Đóng điện và đưa vào vận hành Trạm biến áp 110kV Vân Trung 2 và nhánh rẽ
Đóng điện và đưa vào vận hành Trạm biến áp 110kV Vân Trung 2 và nhánh rẽ

Tại Cụm công nghiệp Tăng Tiến, phường Tăng Tiến, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Hội đồng nghiệm thu đóng điện cấp Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã nghiệm thu đóng điện dự án “Trạm biến áp 110kV Vân Trung 2 và nhánh rẽ, tỉnh Bắc Giang”.

Giá cà phê hôm nay 28/4: Đứt chuỗi ngày tăng giá, cà phê trong nước quay đầu giảm sâu
Giá cà phê hôm nay 28/4: Đứt chuỗi ngày tăng giá, cà phê trong nước quay đầu giảm sâu

Ngày 28/4, giá cà phê phiên cuối tuần nghỉ lễ giảm 2.300 - 2.500 đồng/kg. Hiện tại, giá cà phê giảm còn 131.600 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần leo dốc
Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/4, giá dầu thế giới đã đánh dấu tuần tăng tốc với dầu Brent tăng 2,21 USD, dầu WTI tăng khiêm tốn hơn, 71 cent.

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

UBND Bình Định thực hiện xây dựng đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.