Theo đó, tỉnh Thanh Hoá phấn đấu thực hiện mục tiêu cơ giới hóa đối với lĩnh vực sản xuất cây trồng chủ lực đạt hơn 90% vào năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt hơn 70% vào năm 2030; sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt hơn 80% vào năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt hơn 60% vào năm 2030 ở các trang trại; cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản chủ lực (tôm, ngao) đạt hơn 70% vào năm 2025, đạt hơn 95% vào năm 2030, cơ giới hóa đồng bộ đạt hơn 30% vào năm 2025, đạt hơn 50% vào năm 2030...
Cùng với đó, Thanh Hóa đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt hơn 8%/năm vào năm 2025 và đạt 10%/năm vào năm 2030; có hơn 70% số cơ sở chế biến, bảo quản nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở lên; tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,5% đến 1%/năm; tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đạt 60% là sản phẩm chế biến; hình thành một số doanh nghiệp chế biến nông sản hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý tiên tiến; các cụm công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ và kết nối tiêu thụ.
UBND tỉnh Thanh Hoá giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh UBND cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý.
Hoài Thu