Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi là 1 trong 5 chương trình trọng tâm quan trọng

Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã xác định phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của tỉnh là 1 trong 5 chương trình trọng tâm. Theo đó, trong 5 năm tới tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung sắp xếp ổn định dân cư ở khu vực miền núi.

Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chương trình, cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ phát triển khu vực miền núiTrong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chương trình, cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ phát triển khu vực miền núi

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa có 11 huyện miền núi với 1.579 thôn, bản thuộc 175 xã, thị trấn (sau sáp nhập); 790/867 thôn đặc biệt khó khăn; có 6 huyện thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; 95 xã và 127/181 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Toàn khu vực này hiện có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, gồm: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú, với tổng số dân khoảng 927 nghìn người, trong đó có hơn 670 nghìn người dân tộc thiểu số.

Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chương trình, cơ chế, chính sách riêng để hỗ trợ phát triển khu vực miền núi như: Đề án nâng cao chất lượng giáo dục miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013–2020; Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS đến năm 2020; Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Đề án điển hình giảm nghèo bền vững 7 huyện nghèo; Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018–2020...

Đồng thời, tỉnh này cũng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành hướng dẫn, giúp đỡ các huyện miền núi xây dựng các chương trình, đề án, dự án trên địa bàn từng huyện để triển khai thực hiện, trong đó ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc như: hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường, lớp học, cơ sở y tế, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm... Trên cơ sở các đề án, cơ chế, chính sách đã ban hành, các sở, ban, ngành liên quan đã có bộ phận theo dõi, nắm bắt tình hình khu vực miền núi phía Tây của tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội các huyện phát triển; đặc biệt, đối với huyện Mường Lát, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Giai đoạn 2011–2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn các huyện miền núi bình quân hằng năm ước đạt 8,7%. Quy mô kinh tế của các huyện miền núi năm 2020 ước đạt 36.896 tỷ đồng, chiếm 15,6% quy mô GRDP của tỉnh. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm mạnh từ 44% năm 2010 xuống còn 31,3% năm 2020; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 25,7% năm 2010 lên 36,6%; ngành dịch vụ tăng từ 30,3% năm 2010 lên 32,1%. GRDP bình quân đầu năm 2020 ước đạt 1.648 USD, gấp 2,9 lần năm 2010, bằng 61,7% bình quân chung toàn tỉnh (khoảng 2.670 USD). Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn các huyện năm 2020 ước đạt 33,1 triệu đồng, bằng 76% thu nhập bình quân đầu người chung của tỉnh.

Trong sản xuất nông, lâm, thủy sản đã dịch chuyển theo hướng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường. Các huyện miền núi đã tập trung phát triển các loại cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên địa bàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao; hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung phục vụ các nhà máy chế biến như: vùng mía nguyên liệu 16.770 ha, chiếm 74,5% tổng diện tích mía nguyên liệu toàn tỉnh; vùng sắn nguyên liệu 9.800 ha, chiếm 89% tổng diện tích sắn nguyên liệu toàn tỉnh; vùng cao su 12.360 ha, chiếm 91,6% tổng diện tích cao su toàn tỉnh; vùng trồng cây ăn quả tập trung 3.000 ha, chiếm 43% tổng diện tích cây ăn quả tập trung toàn tỉnh...

Thực hiện chuyển đổi linh hoạt 4.524 ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng khác hiệu quả hơn; tích tụ, tập trung được 1.600 ha đất trồng trọt. Chăn nuôi có chuyển biến rõ nét, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững. Phát triển các sản phẩm lợi thế, như: bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu, con nuôi đặc sản.

Phát huy lợi thế phát triển lâm nghiệp, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tập trung lãnh đạo chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và khai thác bền vững rừng trồng; chăm sóc rừng năm 2020 ước đạt 36.336 ha, tăng 10.657 ha so với năm 2010; bảo vệ rừng 560.491 ha, tăng 52.489 ha so với năm 2010; tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 ước đạt 69,7%, tăng 6,16% so với năm 2010. Tập trung phát triển các sản phẩm lợi thế như: quế 1.000 ha, luồng thâm canh 30.000 ha, gỗ lớn 52.000 ha. Ở nhiều địa phương đã hình thành mối liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được các địa phương, tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động Nhân dân đồng thuận trong tham gia ủng hộ, hiến đất, lao động để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi có 57 xã, 566 thôn đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 31%, bình quân đạt 13,8 tiêu chí/xã. Ước hết năm 2020, có 64 xã, 636 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 34,8%; bình quân toàn khu vực đạt 14,5 tiêu chí/xã; có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trong phát triển công nghiệp, trên địa bàn các huyện miền núi đã có 3 khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích 469 ha (gồm: Bãi Trành 179 ha; Ngọc Lặc 150 ha và Thạch Quảng 140 ha). Ngoài ra, trên địa bàn các huyện có 21 cụm công nghiệp được quy hoạch với diện tích 643,7 ha, trong đó có 10 cụm đang hoạt động, thu hút 36 doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh với diện tích thuê đất 128,4 ha, đạt tỷ lệ 37% diện tích quy hoạch. Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề cũng được quan tâm phát triển, hình thành nhiều tổ hợp tác, HTX liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, qua đó tạo điều kiện phát triển nhiều ngành nghề truyền thống như: mộc dân dụng, gỗ xẻ, sản xuất nông cụ cầm tay, làm măng ớt, dệt thổ cẩm, đan cót...; du nhập một số nghề mới như: đan đèn lồng (Thường Xuân), thêu ren đính hạt cườm (Ngọc Lặc), hương xuất khẩu (Cẩm Thủy)... góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực.

Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Giai đoạn 2011-2020, các huyện đã giải quyết việc làm cho 153.800 lao động, trong đó có khoảng 25.200 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 28,3% (năm 2010) lên 53% (ước năm 2020). Tỷ lệ hộ nghèo các huyện giảm mạnh, tỷ lệ giảm nghèo bình quân hằng năm giai đoạn 2011- 2015 là 5,91%; giai đoạn 2016-2020 ước giảm bình quân 4,62%/năm, có 1 huyện (huyện Như Xuân) thoát khỏi diện huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, có 5% số xã đặc biệt khó khăn và 30% thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020.

Phát huy những kết quả đạt được, Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã xác định phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của tỉnh là 1 trong 5 chương trình trọng tâm. Theo đó, trong 5 năm tới tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung sắp xếp ổn định dân cư ở khu vực miền núi; phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch; quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực miền núi, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; tăng cường thu hút đầu tư các dự án vào khu vực miền núi, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động; thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc; phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người dân khu vực miền núi gấp 2 lần so với năm 2020. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái; giải quyết hiệu quả các tệ nạn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Giá tiêu hôm nay 17/4: Tăng mạnh tại các tỉnh Đông Nam Bộ
Giá tiêu hôm nay 17/4: Tăng mạnh tại các tỉnh Đông Nam Bộ

Giá tiêu hôm nay 17/4, giá tiêu tăng mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Giá trung bình tại các tỉnh dao động 89.000 - 92.000 đồng/kg.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng như đổ lửa trải dài khắp cả nước
Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng như đổ lửa trải dài khắp cả nước

Từ hôm nay, nắng nóng mở rộng ra các tỉnh Đông Bắc Bộ, riêng Tây Bắc Bộ tiếp tục có nắng nóng gay gắt đến đặc biệt gay gắt. Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ hôm nay cũng có nắng nóng diện rộng.

Giá vàng hôm nay 17/4: Vàng trong nước giảm mạnh
Giá vàng hôm nay 17/4: Vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 17/4, giá vàng vàng trong nước giảm nửa triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới tiếp tục nhích nhẹ

Giá cà phê hôm nay 17/4: Tăng 3.500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 17/4: Tăng 3.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 17/4, giá cà phê tăng mạnh từ 3.000 - 3.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 114.500 đồng/kg.

Tỷ giá USD hôm nay 17/4: Đạt đỉnh 5 tháng
Tỷ giá USD hôm nay 17/4: Đạt đỉnh 5 tháng

Tỷ giá USD hôm nay 17/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 45 đồng, hiện ở mức 24.141 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,16%, đạt mốc 106,37.

Giá xăng dầu hôm nay 17/4: Trong nước diễn biến trái chiều?
Giá xăng dầu hôm nay 17/4: Trong nước diễn biến trái chiều?

Giá xăng dầu hôm nay 17/4, giá dầu thế giới tiếp đà tăng nhẹ từ phiên trước. Giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành chiều nay có thể diễn biến trái chiều với xăng tăng dầu giảm.