Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa phát triển sản xuất, xây dựng sản phẩm OCOP

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.

Cán bộ NHCSXH Thọ Xuân kiểm tra tình hình sử dụng tín dụng chính sách tại xã Xuân Hồng.
Cán bộ NHCSXH Thọ Xuân kiểm tra tình hình sử dụng tín dụng chính sách tại xã Xuân Hồng.

Huyện Thọ Xuân là một trong những địa phương có nhiều nghề, làng nghề truyền thống từ lâu đời. Tuy nhiên, trước đây, nhiều mô hình sản xuất làng nghề còn nhỏ lẻ, nhiều hộ làm nghề thiếu vốn, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thọ Xuân (NHCSXH Thọ Xuân) đã bám sát chỉ đạo của địa phương thực hiện rà soát nhu cầu vay vốn thực tế của các hộ vay để thực hiện tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho người dân, từ đó cải thiện cuộc sống, tạo ra nguồn vốn đầu tư ổn định hơn. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

Nguồn vốn chính sách đã tập trung cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với các làng nghề, phát triển sản phẩm OCOP, như: phát triển nghề mộc dân dụng Thuận Minh, đan nón lá Thọ Lộc, miến và kẹo lạc Phú Xuân, bánh gai Tứ Trụ, bánh răng bừa Xuân Lập...

Từ nguồn vốn tín dụng là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy phát triển làng nghề, ngành nghề và thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Đến nay, tổng số sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh trên địa bàn huyện là 32 sản phẩm, trong đó 1 sản phẩm 4 sao và 31 sản phẩm 3 sao. Sau khi được công nhận, các sản phẩm OCOP đã có chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả cũng như mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu...

Chính sách tín dụng ưu đãi cùng với chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đã góp phần tích cực trong việc duy trì, phát triển nghề, các làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP cũng như công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Thời gian tới, NHCSXH Thọ Xuân tiếp tục thực hiện công tác tham mưu với UBND huyện, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với NHCSXH thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi, rà soát đối tượng đủ tiêu chuẩn, có nhu cầu vay vốn, tổ chức bình xét cho vay công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn huyện. Trong đó, ngân hàng tiếp tục quan tâm triển khai cho vay phát triển các sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chú trọng đưa dịch vụ tới tận thôn, xóm, khu dân cư thông qua các tổ tiết kiệm vay vốn để mang lại cho người dân tiện ích, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, XDNTM theo hướng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

An Nhiên

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm
Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm

Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ 15/4 đến 15/5), các cấp, ngành trong tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 204 đoàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về ATTP. Qua đó, phát hiện 142 cơ sở vi phạm; phạt tiền 142 cơ sở với tổng số tiền hơn 455 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng với giá trị 521,56 tỷ đồng.

Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường
Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường

Hơn 60 năm phát triển, Rạng Đông đã tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc cách mạng số: Tập trung vào chuyển đổi sản xuất thông minh linh hoạt, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ 4.0 và thay đổi mô hình tổ chức từ “cỗ máy” truyền thống sang “cơ thể sống” linh hoạt và sáng tạo.

Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy
Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả phân tích 3 mẫu nước được lấy ở sông Đáy, đoạn chảy qua các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng không phát hiện bất thường, các chỉ số kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 (CSGT), phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô thùng kín biển kiểm soát 14C-37239, phát hiện trên 2.400 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vừa gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an TP. Hải Phòng.

Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị
Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Ngày 15/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023 - 2024; Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.