Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo đó, đợt tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường lần này tại Thanh Hóa nhằm tiêu diệt mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, bệnh Dại… đảm bảo môi trường an toàn dịch bệnh, giảm thiệt hại về kinh tế và an toàn thực phẩm.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở theo quy định tại Thông tư số 07/TTBNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN và PTNT quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Công văn số 5984/BNN-TY ngày 31/8/2020 của Bộ NN và PTNT về việc triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.

Việc khử trùng, tiêu độc phải được vệ sinh cơ giới trước, sau đó tiến hành khử trùng, tiêu độc bằng hoá chất sát trùng đối với tất cả các đối tượng thuộc diện phải vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

Người tham gia thực hiện công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phải đủ sức khoẻ hoàn thành công việc được giao, được trang bị đầy đủ kiến thức, dụng cụ, bảo hộ lao động, trả công theo chế độ quy định, đảm bảo toàn tuyệt đối cho người, gia súc, gia cầm và các phương tiện, dụng cụ trong quá trình vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được thực hiện đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh từ ngày 20/9/2020 đến ngày 20/10/2020.

Sở NN và PTNT Thanh Hóa là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này; chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y khẩn trương xây dựng và trình duyệt dự toán kinh phí thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; cùng với UBND các huyện, thị , thành phố chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện Tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Hoài Thu